Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 27/04/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo: Công nghiệp Dệt may – bước ngoặt hội nhập

19/03/2016 02:42 CH

Ngày 18/03/2016, tại TP. HCM đã diễn ra Hội thảo “Công nghiệp dệt may VN - bước ngoặt hội nhập lớn” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) phối hợp tổ chức. Tham dự hội thảo có nhiều nhiều chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và quốc tế. Về phía Vitas có Ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Vitas, TGĐ Vinatex và Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó TTK kiêm Trưởng VPĐD Vitas tại TP. HCM.

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia nhận định, dự báo, chia sẻ về những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp dệt may cần nhận biết và chuẩn bị để tận dụng những lợi thế của TPP và các hiệp định FTA sẽ mang lại.

 

Toàn cảnh hội thảo

Trong phần tọa đàm với chủ đề: "Hướng tới làn sóng hội nhập mới – Mô hình phát triển của Việt Nam sẽ tạo nên chất lượng tốt hơn trong tăng trường kinh tế?", các diễn giả đã phân tích những vấn đề năng suất lao động cao hay thấp của dệt may Việt Nam. Nhiều diễn giả đã nhấn mạnh vai trò của chính sách từng nước để tránh bị rơi vào “bẫy cạnh tranh về giá” trong ngành dệt may, tầm quan trọng của điều hành tỉ giá và sự tất yếu phải thay đổi của các DN trong điều kiện hội nhập hiện nay.

 

Các diễn giả trao đổi ý kiến

Về nội dung: Vai trò của công nghiệp dệt may đối với các nền kinh tế mới nổi, các diễn giả đã đề cập nhiều về vấn đề năng suất lao động, sự cần thiết phải thay đổi từ R&D đến marketing… để tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển. 

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Lê Tiến Trường cho biết, tham gia Hiệp định TPP, chúng ta đi tìm cơ hội phát triển, tạo công ăn việc làm. VN có khoảng 50 triệu người ở độ tuổi lao động, 30 triệu người trong khu vực nông nghiệp – có sự dư thừa rất lớn. Cần có giải pháp tạo việc làm trong khu vực công nghiệp, như vậy tính xã hội của VN sẽ bền vững hơn. Việt Nam có năng suất lao động kỹ thuật đứng tốp 3 trên toàn thế giới. Bài toán của Việt Nam, theo ông Trường, nằm ở chi phí quản trị công và vấn đề hợp tác giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước.

 

Ông Lê Tiến Trường và các diễn giả trong phần đối thoại

Về vấn đề quản trị công, ông Trường cho rằng, chi phí chung để làm ra sản phẩn gồm có chi phí sản xuất và chi phí quản trị công. Doanh nghiệp cố gắng đầu tư công nghệ, dù tiên tiến nhất, thì nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nhưng nếu chi phí quản trị công ngày càng tăng thì tổng chi phí của doanh nghiệp khó có thể giảm được. Doanh nghiệp như một chiếc xe và thể chế pháp luật như con đường để chiếc xe chạy. DN có chăm sóc mấy thì cũng trong nội bộ của xe và dù có là siêu xe thì cũng không chạy được nếu không có đường, không thể chạy nhanh nếu đường xấu, không thể chạy liền mạch và hiệu quả nếu dọc đường có vô số ổ gà và trạm kiểm soát.

 

Ông Thái Tuấn Chí phát biểu tại hội thảo

Đối với vấn đề liên kết, ông Trường nhận xét rằng, hiện mức độ liên kết của DN VN còn kém, chưa có tác phong làm  việc theo chuỗi và đây là một điều rất đáng lo ngại. Chúng ta có khoảng 5000 DN dệt may, nếu liên kết chặt chẽ, chúng ta hoàn toàn có thể thương lượng để đạt được giá nguyên liệu đầu vào chấp nhận được, “cái bánh” sẽ được điều tiết một cách hợp lý.

Ông Trường chia sẻ, ở VN làn sóng đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may VN để đón cơ hội TPP là tất yếu, vấn đề là công tác quản lý. Điều cần quan tâm là tìm hiểu công nghệ họ đầu tư là gì, có ảnh hưởng xấu đến môi trường hay không, chứ không nên lo họ giành mất cơ hội của các DN Việt Nam.

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - Vitas 

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.120.484
Khách
: 823
 
Hội thảo: Công nghiệp Dệt may – bước ngoặt hội nhập Rating: 5 out of 10 115528.
Core Version: 1.8.0.0