Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 29/04/2024

Đăng ký nhận tin

Nhà cung cấp của Uniqlo vấp phải sự phản đối từ người dân Hải Dương

21/08/2017 11:00 SA
Trước những lo ngại về việc ô nhiễm môi trường, hàng trăm người biểu tình từ Hải Dương đã phong toả nhà máy dệt Pacific Crystal (cơ sở cung cấp sản phẩm cho các thương hiệu toàn cầu, đặc biệt là Uniqlo) và lên tiếng kêu gọi cơ sở này phải đóng cửa hoàn toàn.

Do ảnh hưởng nặng nề về vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân Hải Dương buộc phải tìm cách đóng cửa vĩnh viễn nhà máy dệt Pacific Crystal, nguồn cung cấp nguyên liệu vải cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong việc sớm nhận thức của người dân Việt Nam khi vấn đề môi trường đã lên tới mức báo động.

Nhà máy Pacific Crystal được khánh thành vào năm 2015 tại khu công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương. Đây là một liên doanh giữa công ty Pacific Textiles Holdings Ltd. và nhà sản xuất may mặc Crystal Group. Số tiền đầu tư ban đầu tính đến thời điểm khánh thành được báo cáo vào khoảng 4.100 tỷ vnđ.

Tuy nhiên, không lâu sau khi nhà máy đi vào hoạt động, người dân bắt đầu nhận thấy một mùi hôi kỳ lạ. “Đó là mùi hôi thối, hôi hám tới mức không chịu nổi,” cựu chiến binh 60 tuổi Vũ Đình Vinh cho hay. Ông nói mùi hôi càng trở nên nồng nặc hơn vào ban đêm. Khi đó, ông đã cùng những người khác tìm hiểu và điều tra nguyên nhân. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra mùi hôi thối xuất phát từ nước thải của nhà máy này.

Kể từ tháng 4 vừa qua, hàng trăm người dân thành phố Hải Dương đã thay phiên nhau canh giữ cửa cả ngày lẫn đêm để dừng hoàn toàn các hoạt động của xưởng may Pacific Crystal. Việc ngưng sản xuất đã khiến nhiều công ty lâm vào tình cảnh trì trệ tiến độ trầm trọng. Đặc biệt ảnh hưởng lớn nhất chính là thương hiệu quần áo khổng lồ Uniqlo.

Sau sự việc, chính quyền địa phương Hải Dương đã cử phái đoàn xuống để vãn hồi trật tự, chính quyền gia hạn cho người dân ba ngày để giải tán biểu tình. Tuy nhiên, người dân khá kiên định, tuyên bố sẽ giữ vững quyết định và sẽ không đi đâu cả.  “Chúng tôi muốn trục xuất nhà máy và không bao giờ để họ tiếp tục hoạt động,” ông Bùi Văn Nguyệt, 70 tuổi cho biết.

Tháng 2 vừa rồi, công ty này còn đã bị phạt 672 triệu vnđ cho sự cố tràn dầu tháng 12/2016 theo như văn bản được đăng tải trên trang web của cơ quan thành phố Hải Dương. Kết quả kiểm tra cho thấy, lượng nước đã vi phạm giới hạn về tính axit và độ cân bằng kiềm, màu sắc, tổng số chất rắn lơ lửng, lượng oxy hoá học và oxy sinh hóa cần thiết. Người dân cảm thấy rất lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường nơi họ sinh sống trước sự hiện diện của nhà máy này. Tuy nhiên, Pacific Textiles nói rằng tháng 12 năm ngoái chỉ có một lần xả nước thải, và chúng không hề gây ảnh hưởng đến sông gần đó. Do đó họ quả quyết người dân địa phương đã sai lầm khi buộc tội nhà máy tiếp diễn làm ô nhiễm môi trường.

Ông Eugene Cheng, chủ nhiệm bộ phận Trách nhiệm xã hội của Pacific Textiles, nói với Reuters rằng họ đã thực hiện đầy đủ các bước cần thiết để ngăn chặn bất cứ sự xả thải nào vượt mức quy định với sự trợ giúp của chính quyền địa phương. “Chúng tôi không thể hiểu động cơ đằng sau hay lý do tại sao họ lại muốn đóng cửa nhà máy, khi trong số những người biểu tình cũng có người thân đang làm việc cho nhà máy của chúng tôi,” ông Eugene nói thêm.

Theo các thông báo về quy định, công ty đã báo cáo về “tác động đáng kể về tài chính” do việc phong tỏa tại nhà máy đã ảnh hướng tới 10% doanh thu. Trong tuần này, công ty Pacific Textiles vẫn đang chờ sự hợp tác của UBND và chính quyền địa phương dẹp bỏ “tắc nghẽn”.

Chủ sở hữu Uniqlo (công ty con của Fast Retailing) thừa nhận rằng phần lớn nguồn vải của thương hiệu được nhập gián tiếp từ nhà máy và hiện tại họ đang tạm thời phải di dời việc sản xuất đi nơi khác. Uniqlo cũng đã hoàn tất việc xác minh các bước mà công ty Pacific Crystal thực hiện để khắc phục tình hình sau sự cố tháng 12 vừa rồi.

Giám đốc toàn cầu điều hành PR của Fast Retailing, Aldo Liguori cho hay “Fast Retailing rất chú trọng trong việc điều hành một doanh nghiệp có đạo đức, bền vững và luôn điều hành tất cả các mối quan hệ với nhà cung cấp với một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt.”

Fast Retailing tin rằng vụ tranh chấp với nông dân hoàn toàn liên quan đến các điều khoản ban đầu của việc mua bán đất với. Họ cũng nói thêm rằng, cả Fast Retailing và Pacific Crystal đều không hề dính dáng đến vụ tranh chấp này. Tuy nhiên, người dân vẫn khẳng định vấn đề tranh chấp về chuyện bán đất với chính quyền địa phương là một chuyện khác. “Chuyện này hoàn toàn là về việc ô nhiễm,” ông Vinh nói. 

Pacific Textiles không chỉ rõ rằng ai là những khách hàng của nhà máy nhưng trang web của công ty cho biết họ có mối quan hệ với các thương hiệu lớn như Calvin Klein và Victoria’s Secret. Tuy nhiên chủ sở hữu của Victoria’s Secret, L Brands đã nói với Reuters rằng không có bất kỳ dòng sản phẩm nào của họ đến từ nguồn cung cấp của nhà máy này.

Cuộc phong toả này đã tiếp tục đánh dấu một thách thức lớn với chính phủ Việt Nam, khi mà đất nước đang trong giai đoạn tìm kiếm các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài để duy trì mức tăng trưởng cao nhất so với bạn bè các nước Đông Nam Á. Về phía người dân, họ vẫn đang ngày một có những chuyển biến lớn về nhận thức và luôn cố gắng đấu tranh về vấn đề ô nhiễm môi trường. Cũng như phía chính phủ, cần phải có những biện pháp dự phòng và cảnh báo đến các công ty, rằng họ sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường để tránh xảy ra những trường hợp xấu nhất với môi trường đất nước trong tương lai.

Nguồn ELLE.VN

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.121.900
Khách
: 16
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0