Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 29/04/2024

Đăng ký nhận tin

Xuất khẩu dệt may Ấn Độ đạt mục tiêu sớm hơn 3 năm

12/12/2014 09:54 SA
Trong ba năm tài khóa trước, Ấn Độ đã vượt qua mục tiêu xuất khẩu dệt may. Cụ thể,  năm tài khóa 2011-2012, Ấn Độ đã xuất khẩu hàng dệt may đạt tổng 32,74 tỷ USD so với mục tiêu 28,13 tỷ USD.


Trong năm tài khóa 2012-2013, xuất khẩu dệt may chạm mốc 34,93 tỷ USD so với mục tiêu 31 tỷ USD và trong năm tài khóa 2013-2014, đã đạt 39,45 tỷ USD so với mục tiêu 34 tỷ USD.

Để cải thiện điều kiện làm việc của công nhân khu vực dệt thủ công và để phát triển bền vững khu vực dệt thủ công, Bộ Dệt đã khởi xướng một vài chương trình hỗ trợ.Dưới chương trình phát triển quốc gia cho dệt thủ công, có hai hợp phần: Chương trình phát triển dệt thủ công toàn diện và Gói Hồi sinh, Cải tổ và Tái cấu trúc cho khu vực dệt thủ công.
Dưới chương trình Phúc lợi toàn diện cho công nhân dệt thủ công, có hai hợp phần: Chương trình bảo hiểm xã hội cho tiếp cận các cơ sở chăm sóc sức khỏe và Mahatma Gandhi Bunkar Bima Yojana cho bảo hiểm cuộc sống.
Bộ Dệt cũng quản lý chương trình cung cấp sợi và chương trình Phát triển cụm dệt thủ công toàn diện.
Đối với công nhân/thợ dệt khu vực dệt cơ khí, chính phủ Ấn Độ đã giới thiệu nhiều chương trình khác nhau để cải thiện điều kiện làm việc.
Các chương trình đào tạo và kỹ năng đang được tổ chức dưới chương trình phát triển kỹ năng tích hợp (ISDS) ở nhiều vùng của đất nước bởi Trung tâm Dịch vụ cho công nhân dệt (WSC).
Những việc này giúp thợ dệt thủ công đa dạng hóa sản phẩm với việc đổi mới và chất lượng cải thiện để đáp ứng các xu hướng đầy thách thức của thị trường và có được giá tốt.Các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng gồm đào tạo trong quá trình chuẩn bị, đánh ống, hồ sợi, đồ họa và thiết kế thủ công, thiết kế CATD, in, nhuộm, và đục lỗ bìa dệt hoa jacquard.
Đối với công nhân dệt cơ khí, đào tạo được thực hiện thông qua 14 trung tâm dịch vụ máy dệt cơ khí của Văn phòng của Ủy ban Dệt, dưới chương trình Phát triển Kỹ năng tích hợp.Dưới chương trình này, thực hiện công việc đào tạo liên quan tới dệt cơ bản, dệt không thoi,  sửa chữa máy, thiết kế vải, sản xuất vải, mắc phân băng tốc độ cao, công nhân may, công nhân vận hành máy thêu để cải thiện kỹ thuật của họ.
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.122.276
Khách
: 399
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0