Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 30/04/2024

Đăng ký nhận tin

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

14/09/2016 09:03 SA
Nhân dịp Công đoàn DMVN kỷ niệm 20 năm thành lập (14/9/1996-14/9/2016), ông Lê Nho Thướng, Phó Chủ tịch Công đoàn DMVN đã trò chuyện với Phóng viên Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam (VTGF) về hoạt động của Công đoàn Ngành. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:  

*Với cương vị Phó Chủ tịch Công đoàn ngành DMVN theo đánh giá của ông thì trong 20 năm qua, thành tựu ý nghĩa nhất mà Công đoàn Ngành đạt được là gì?

- 20 năm qua, thành tựu có ý nghĩa quan trọng mà Công đoàn Dệt May Việt Nam đã đạt được đó là Công đoàn DMVN đã khẳng định vị thế vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động trong doanh nghiệp, thông qua việc đàm phán và ký TƯLĐTT Ngành, là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm ký TƯLĐTT cấp ngành vào năm 2010 theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đến nay tất cả các đơn vị thuộc Công đoàn DMVN đã tham gia ký TƯLĐTT Ngành với nhiều điều khoản cao hơn quy định của Luật và có lợi cho NLĐ. Nhiều đơn vị xây dựng qui chế đối thoại và tổ chức đối thoại 3 tháng/lần, đã tạo sự đồng thuận giữa DN và NLĐ. Nhận thức của cả người sử dụng lao động và NLĐ về vai trò của TƯLĐTT cấp doanh nghiệp và cấp Ngành được nâng cao.

*Theo ông, TƯLĐTT Ngành đã và đang phát huy tác động tích cực ra sao?

- Thỏa ước Lao động tập thể ngành là bản cam kết về các chính sách trong sử dụng lao động, tạo sự thống nhất giữa các doanh nghiệp với các công đoàn cơ sở, giúp người lao động cũng như doanh nghiệp an tâm hơn để phát triển sản xuất. Công đoàn DMVN đã liện tục lấy ý kiến các CĐCS để thương lượng, sửa đổi, bổ sung và cùng với Hiệp hội Dệt May Việt Nam ký TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam lần 3, áp dụng trong giai đoạn 2014 - 2017. Trong đó, một số nội dung có lợi cho người lao động đã được các đơn vị tham gia triển khai thực hiện như mức lương, tiền ăn ca, thu nhập tối thiểu, chế độ phụ cấp hỗ trợ… Trong các năm triển khai thỏa ước lao động tập thể, ngành Dệt May Việt Nam hầu như không có đơn vị nào xảy ra tranh chấp lao động nghiêm trọng dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể, tỷ lệ biến động lao động giảm.

*Người lao động có ảnh hưởng thế nào tới năng suất lao động chung của doanh nghiệp? Công đoàn Ngành có hành động, chủ trương nào tác động tới vấn đề này?

- Lao động chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất tác động tới năng suất. Năng suất phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của lực lượng lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đang đầu tư xây dựng các nhà máy chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên phải chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang lao động có tác phong công nghiệp. Nếu không phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố về vốn và công nghệ khó có thể phát huy được tác dụng.Việc tạo dựng một môi trường lao động tốt là cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp đang dần được chú trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dệt May, đây là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì nếu không có lực lượng lao động khỏe mạnh, tận tụy với công việc thì doanh nghiệp không thể ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức và phát động nhiều phong trào thi đua có ý nghĩa thiết thực mang những nét nổi bật của công nhân lao động dệt may như:Vận động CNLĐ hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam cùng đồng bào biển đảo của Tổ quốc".Tham gia sôi nổi các phong trào thi đua yêu nước như: Phong trào "Năng suất, chất lượng, hiệu quả"; "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật"; "Phụ nữ hai giỏi"; Hội thi thợ giỏi ngành dệt may... Chính những hoạt động này đã tạo nên cuộc sống tinh thần phong phú cho NLĐ và góp phần xây dựng nếp sống văn hoá doanh nghiệp, tạo sự gắn kết trong NLĐ, trong doanh nghiệp để có sự chia sẻ lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn.

*Số lao động nữ chiếm tới 80% NLĐ trong Ngành, với đặc thù này, Công đoàn Ngành có kế hoạch hành động nào để phát triển chị em ngày càng tiến bộ?

- Đặc thù của ngành Dệt May là lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn 80% trong tổng số lao động. Việc đẩy mạnh, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng lao động góp phần tăng năng suất lao động từ đó ổn định sản xuất và bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Lao động nữ được thực hiện bình đẳng về lương, thưởng, phụ cấp, không thua kém lao động nam; với những chị em chịu khó, vững chuyên môn, cùng một công việc chắc chắn có thu nhập cao hơn.

- Các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Ngành luôn đặt những vấn đề về lao động nữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình kế hoạch công tác. Theo đó, Ban Nữ công công đoàn tăng cường vai trò đại diện, giám sát, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ như việc làm, giờ làm, giờ nghỉ ngơi, chế độ BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ, thực hiện chế độ nuôi con nhỏ, thai sản…Công đoàn ngành DMVN đã chủ động và phối hợp với người sử dụng lao động và các ngành chức năng giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách lao động nữ tại các doanh nghiệp qua đó có những kiến nghị, đề nghị kịp thời với doanh nghiệp, để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của chị em. Điều đó cũng giúp chị em yên tâm làm việc và tích cực hơn trong tham gia các phong trào thi đua do các cấp công đoàn phát động. Trong năm 2016, Công đoàn DMVN đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở chủ động giám sát và phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ. TƯLĐTT được ký kết có nhiều nội dung có lợi hơn cho lao động nữ so với quy định của pháp luật. Cùng với đó, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong lao động nữ. Phấn đấu 35% số chị em đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chúng tôi cũng tiếp tục đề xuất trợ cấp khó khăn, thăm tặng quà chị em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

*Định hướng hoạt động trong 5 năm tới của Công đoàn Ngành?

- Trong 5 năm tới, nhiệm vụ chính của Công đoàn DMVN là tuyên truyền giáo dục công nhân viên chức lao động thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Dệt May Việt Nam lần thứ IV và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng hành với các hoạt động của ngành Dệt May Việt Nam, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong thời gian tới, khi TPP được quốc hội các nước thông qua sẽ đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về những cơ hội và thách thức để chủ động đổi mới hoạt động của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là công đoàn cấp cơ sở để đáp ứng nhu cầu NLĐ trong tình hình mới. Công đoàn DMVN sẽ quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự tâm huyết, có trách nhiệm với NLĐ để họ gắn bó lâu dài với DN góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn ông! 

(Nguồn: Vinatex) 

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.122.633
Khách
: 759
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn tâm huyết, trách nhiệm Rating: 5 out of 10 71344.
Core Version: 1.8.0.0