Thông tin cần biết

Hôm nay, Chủ Nhật, 05/05/2024

Đăng ký nhận tin

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp - Người lao động

31/08/2015 04:35 CH
Việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm đi đôi với tăng tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may.
Thực tế, mức lương trung bình của các doanh nghiệp trung bình và trung bình khá trở lên chiếm 53% trong tổng chi phí. Khi tăng 16%, nếu mọi chi phí giữ nguyên thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 25%. Với mức tăng lương phải thực hiện trong năm 2015, riêng chi phí đóng bảohiểm xã hội mà doanh nghiệp phải bỏ ra thêm để đóng cho gần 6 nghìn lao động khoảng 12 tỷ đồng, người lao động phải đóng thêm hơn 3 tỷ đồng.



Như vậy, nếu năm 2016 lương tối thiểu tăng thêm16% thì phí đóng bảo hiểm mà doanh nghiệp phải bỏ ra thêm gần 10 tỷ đồng, người lao động cũng sẽ phải đóng thêm khoảng 3 tỷ đồng nữa. Trong khi từ đầu năm 2015 đến nay, doanh nghiệp dệt may nói chung đều đang đối mặt với khó khăn do Euro mất giá so với USD. Hơn nữa, với mức tăng lương tối thiểu như năm 2015, người lao động đi làm nhưng chỉ chơi không làm gì hoặc làm không đủ định mức thì doanh nghiệp vẫn phải trả mức lương bình quân gần 4 triệu đồng/tháng (không tính làm thêm). Và với tốc độ tăng như thế này sẽ tạo tâm lý ỉ lại cho người lao động. Cơ hội việc làm cho những người lao động này cũng ít đi và chất lượng cũng bị ảnh hưởng. doanh nghiệp giảm khả năng cạnh tranh, chỉ tiêu lợi nhuận không đạt, thuế nộp nhà nước cũng giảm, người lao động giảm thu nhập. Còn với những Cty nhỏ, cạnh tranh yếu hơn thì “chịu không nổi” phải đóng cửa, lao động thất nghiệp và khi đó quỹ trợ cấp thất nghiệp tiếp tục phải giải quyết.
Phần đông người lao động hiện nay đã có mức thu nhập cao hơn lương tối thiểu. Giải pháp tăng lương tối thiểu chỉ có tác động tới những người có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Hơn nữa, việc tăng lương tối thiểu sẽ làm cào bằng thu nhập giữa bộ phận người lao động thu nhập thấp, và bộ phận người có thu nhập cao hơn do có tay nghề cao. Khiến cho một bộ phận người lao động có thu nhập thấp, được nâng lên do tăng lương tối thiểu, sẽ có tư tưởng ỷ lại, không chịu học hỏi nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động; đồng thời làm giảm nhiệt huyết của những người lao động chăm chỉ, khi thu nhập bị cào bằng.
Mặt khác, ở ngành nghề khác tôi không rõ nhưng trong lĩnh vực dệt may các đối tác, bạn hàng, khách hàng đến đặt hàng bao giờ cũng quan tâm tới xu hướng tăng lương tối thiểu của doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, nếu năm 2016 tăng lương tối thiểu lên 16%, các đơn hàng sẽ giảm đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là tất yếu và các đơn hàng này sẽ “chạy” sang các nước khác. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ ít việc làm và thậm chí có doanh nghiệp không có đơn hàng phải đóng cửa, như vậy kéo theo hàng ngàn lao động mất việc. Ngoài ra, trong sản xuất tiền lương phải tương ứng với năng suất lao động. Bởi sản phẩm người lao động làm ra sẽ quyết định tiền lương của họ.
Bên cạnh đó, trước bối cảnh không thuận lợi của kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thêm nguồn tài chính giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh. Có thể nói, Quốc hội và Chính phủ đã thực hiện khá toàn diện các biện pháp về thuế, tín dụng, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, cải cách thủ tục hành chính… góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Cụ thể như: Nghị quyết số 08/2011/QH13, Nghị quyết số 29/2012/QH13, Nghị quyết số 13/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp … Cùng với đó là nhiều giải pháp tài chính khác đã được triển khai đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt việc Việt Nam ký kết FTA sẽ tạo “sân chơi” cạnh tranh bình đẳng sẽ tạo áp lực rất lớn đến doanh nghiệp ngay tại “sân nhà”. Như vậy nếu doanh nghiệp “bị” thêm áp lực tăng lương 16% năm 2016 sẽ là điều bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt. Chính vì vậy, lộ trình tăng lương tối thiểu phải tính đến việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 cần hài hòa lợi ích 3 bên, Nhà nước – doanh nghiệp – người lao động. Hiện nay VCCI đưa ra mức tăng lương tối thiểu 10% cũng đã là cao, doanh nghiệp chúng tôi phải cố.

Ninh Thị Ty
Chủ tịch HĐQT Cty CP may Hồ Gươm
Cty CP may Chiến Thắng
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.128.460
Khách
: 778
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0