Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Tư, 01/05/2024

Đăng ký nhận tin

Ngành dệt may: Nhiều khó khăn, thách thức

17/10/2016 10:06 SA
Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2016 và năm 2017, ngành dệt may vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn; thị trường dệt may với nhiều thách thức sẽ tạo ra áp lực lớn, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải tìm những hướng đi mới để tồn tại và phát triển.
Ngành dệt may: Nhiều khó khăn, thách thức

Tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm gần đây

Theo Thống kê sơ bộ của VITAS, trong tháng 9/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt hơn 2,6 tỷ USD, giảm 7% so với tháng 8/2016 và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2015. Tính lũy kế, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 21,11 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015, hoàn thành 68% so với kế hoạch đặt ra đầu năm 2016 (từ 31 tỷ USD đến 32 tỷ USD).

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS, xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm nay tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây do gặp nhiều khó khăn.

Ngoài những yếu tố khách quan tác động như nền kinh tế của một số nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh thì một trong những khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định so với các đồng ngoại tệ khác, khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn so với các nhà cung cấp khác, nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam giảm so với các nước khác. Ngoài ra, lãi vay ngân hàng cũng ở mức rất cao, 8-10%/năm, gấp từ 2 đến 4 lần so với nhiều nước.

Khan hiếm các đơn hàng

Hiện nay tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước tình hình này, VITAS cũng khuyến cáo các doanh nghiệp phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

 “Hiện tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều doanh nghiệp còn đang tìm kiếm đơn hàng cho tháng 11-12/2016”, ông Vũ Đức Giang cho hay.

Đánh giá về thị trường nói chung, Chủ tịch VITAS cho biết, Việt Nam có 5 mặt hàng xuất khẩu dệt may chủ lực gồm: quần áo, vải các loại, phụ liệu, sợi các loại và mặt hàng vải địa kỹ thuật, vải mành đều có mức tăng trưởng thấp so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, mặt hàng sợi các loại xuất khẩu rất tốt sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đang bị nước này áp thuế chống bán phá giá và sắp tới Ấn Độ cũng sẽ áp loại thuế này với mặt hàng sợi của Việt Nam. Theo ông Giang, các nước này do một số mặt hàng không cạnh tranh được nên đưa ra lý do trên, thực chất doanh nghiệp dệt may Việt  không có sự trợ giá từ nhà nước. trước khó khăn trên,  Bộ Công thương cũng đã “lên tiếng”  nhằm “gỡ khó” cho các doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Đức Giang cho biết, không chỉ năm 2016, đến năm 2017, các doanh nghiệp dệt may sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn. Để giả quyết vấn đề này,  các doanh nghiệp cũng cần tập trung vào thị trường nội địa vì năm 2016 là năm thị trường nội địa có nhiều đột phá, rất nhiều các tập đoàn lớn, các cơ quan, bộ, ngành đã đặt hàng của doanh nghiệp  trong nước như: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam…

Để tăng xuất khẩu cũng như thu hút đơn hàng, đồng thời để tận dụng được một số lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, các chuyên gia trong ngành cho rằng, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải tập trung vào rất nhiều khâu; trong đó, khâu đột phá là làm thế nào để tăng năng suất và đảm bảo quy tắc xuất xứ từ xơ sợi trở đi phù hợp quy định của TPP và từ vải trở đi theo quy định của FTA Việt Nam – EU. Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau đầu tư hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào khâu nguyên liệu, cơ cấu lại ngành dệt may.

(Nguồn: Thời báo doanh nhân) 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.124.111
Khách
: 71
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0