Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 30/04/2024

Đăng ký nhận tin

Công đoàn Dệt May Việt Nam hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập (14/9/1996 - 14/9/2016)

13/09/2016 09:52 SA
Dệt May Việt Nam có lịch sử phát triển từ hơn 100 năm trước, thu hút một lực lượng lao động lớn trong xã hội, hình thành một đội ngũ công nhân lao động công nghiệp Dệt may Việt Nam trải dài trên khắp mọi miền của đất nước. Hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Công đoàn Dệt May Việt Nam; Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng mô hình hoạt động công đoàn tổng công ty cấp trên cơ sở, đến nay trở thành Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Sau tái cơ cấu, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trở thành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt của ngành Dệt May Việt Nam thì Công đoàn Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chuyển đổi thành Công đoàn Dệt May Việt Nam trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

Số đơn vị quản lý trực tiếp lúc đầu chỉ có 80 CĐCS nay đã lên 115 CĐCS với 6 CĐCS thuộc doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 96 CĐCS là công ty cổ phần, 11 CĐCS thuộc khối hành chính sự nghiệp và 2 CĐCS vốn đầu tư nước ngoài, số lao động từ 80.000 nay đã phát triển lên trên 130.000 CNVCLĐ/ 118.547 ĐVCĐ với 82.010 nữ ĐVCĐ.

Đặc thù của ngành Dệt May là lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động, lực lượng lao động nữ chiếm hơn 80%. Việc đẩy mạnh, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng lao động góp phần tăng năng suất lao động từ đó ổn định sản xuất và bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thực tế tại các doanh nghiệp, lao động nữ hoạt động trong ngành dệt may phần lớn ở độ tuổi rất trẻ nhưng lại ít có điều kiện tiếp xúc với những nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản. Từ những suy nghĩ đó, hoạt động công đoàn luôn hướng tới mục tiêu làm như thế nào để công nhân hoạt động trong các doanh nghiệp luôn được chăm sóc tốt về mặt sức khỏe sinh sản, các doanh nghiệp sẽ có lực lượng lao động khoẻ mạnh hơn và gắn bó hơn với doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động dẫn đến tăng trưởng kinh doanh bền vững, cải thiện chăm sóc sức khỏe CNVCLĐ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp cũng như cải thiện đời sống của người lao động và gia đình của họ. Thêm vào đó, phần lớn lao động nữ nhập cư là đối tượng dễ bị bỏ quên, dễ bị tổn thương và gặp nhiều khó khăn về nhà ở nhưng lại ít nhận được sự hỗ trợ về pháp lý, các dịch vụ xã hội và các chương trình bảo trợ xã hội. Do đó, các doanh nghiệp đã quan tâm tạo sự bình đẳng giữa nam và nữ về việc làm, thu nhập, thực hiện tốt các chính sách dành cho lao động nữ,... Với doanh nghiệp, ngoài việc tuân thủ Bộ luật Lao động, còn phải đảm bảo điều kiện an toàn, môi trường vệ sinh, đầu tư các dịch vụ tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Lợi ích trước mắt là giúp công nhân hết lòng với công ty, yêu thích công việc, tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt đẹp qua việc đóng góp cho cộng đồng xã hội, tăng uy tín trên thương trường.

Việc tạo dựng một môi trường lao động tốt là cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp đang dần được chú trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực Dệt May, đây là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì nếu không có lực lượng lao động khỏe mạnh, tận tụy với công việc thì doanh nghiệp không thể ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó cũng là con đường ngắn nhất dẫn tới sự phát triển bền vững, ổn định về xã hội và tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Từ nhiều tháng nay, công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn Dệt May các cấp đã tổ chức nhiều các hoạt động thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Công đoàn Dệt May Việt Nam. Nhiều đơn vị, tập thể, cá nhân và hàng vạn cán bộ công nhân viên chức lao động đã phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động phong trào và trong lao động SXKD, trong chuỗi hoạt động đó có việc tổ chức tôn vinh cán bộ công đoàn giỏi, gia đình Dệt May tiêu biểu, Người lao động Dệt May tiêu biểu, lao động Dệt May sáng tạo, đặc biệt là cuộc thi “Cán bộ công đoàn giỏi ngành Dệt May năm 2016” được triển khai sâu rộng tới toàn thể các công đoàn cơ sở, tiến tới tổ chức Hội thi “Cán bộ công đoàn giỏi” cấp ngành vào dịp kỷ niệm thành lập công đoàn Việt Nam 28/7/2016. Phối hợp với báo Lao động tổ chức thành công Hội khỏe CNVCLĐ với giải bóng đá mini Nike cup, giải cầu lông tại khu vực phía nam, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao tại các đơn vị cơ sở khu vực Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Huế, Đà Nẵng và khu vực phía nam với các môn bóng bàn, cầu lông, bóng đá mini…. Vận động các CĐCS tham gia chương trình bán hàng trợ giá từ 30 % – 40% cho công nhân lao động, tham gia các gian hàng giảm giá phục vụ CNVCLĐ nhân dịp tháng Công nhânChỉ đạo các công đoàn cơ sở thực hiện tốt việc tuyên truyền tình hình biển đảo đến CBCNV. Phát huy mạnh mẽ truyền thống dũng cảm, kiên cường, cần cù sáng tạo, tham gia liên tục các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả NQ ĐH XI CĐVN, NQ 20 của BCHTƯ Đảng về tiếp tục xây dựng GCCN VN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mỗi CB, đoàn viên CĐ và CNVC - LĐ dù làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào cần nhận thức sâu sắc: Lợi ích của mỗi cá nhân luôn gắn với lợi ích của tập thể, lợi ích của giai cấp, của dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, tích luỹ kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao bản lĩnh chính trị phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp.Mỗi CB đoàn viên và CĐ các cấp phải là những chiến sĩ đi tiên phong trong đổi mới tổ chức, nội dung phương thức hoạt động CĐ, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy CNVC - LĐ làm đối tượng vận động tập hợp và tổ chức hoạt động, lấy việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC - LĐ làm trọng tâm nhằm xây dựng quan hệ LĐ hài hoà, ổn định, tiến bộ”. Công đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động nêu cao lòng yêu nước, thể hiện trách nhiệm công dân đối với Quốc gia, dân tộc trước việc chủ quyền đất nước bị xâm phạm, có biện pháp đấu tranh phù hợp, tỉnh táo, cảnh giác trước sự kích động, gây bất lợi cho việc bảo vệ chủ quyền Quốc gia.

Là một ngành lao động đặc thù, sử dụng đông lao động phổ thông, điều kiện lao động tương đối nặng nhọc, vất vả, thu nhập ở mức trung bình, nhưng bằng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo, phong trào công nhân và hoạt động công đoàn đã từng bước phát triển và đóng góp vào thành tích chung của Tập đoàn. Thực tế cho thấy, mặc dù thu nhập không cao nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo chuyên môn và công đoàn, đời sống của người lao động từng bước được ổn định, thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước, công tác chăm lo cho con em người lao động được tăng cường, người lao động yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với đơn vị.

Trong quá trình phát triển và trưởng thành, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức và phát động nhiều phong trào có ý nghĩa thiết thực và mang những nét nổi bật của công nhân lao động dệt may. Điển hình là vận động CNLĐ hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và cuộc vận động "Đồng hành cùng doanh nghiệp Dệt May VN cùng đồng bào biển đảo của Tổ quốc"; tham gia sôi nổi các phong trào thi đua yêu nước, như Phong trào "Năng suất, chất lượng, hiệu quả"; Phong trào "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật", Phong trào "Phụ nữ hai giỏi" với hàng trăm danh hiệu Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà cấp ngành và cấp toàn quốc; Hội thi thợ giỏi ngành dệt may...với hàng trăm thợ giỏi, bàn tay vàng cấp ngành đã được suy tôn, trong đó có cả các giải cấp ASEAN và các phong trào khác...

Hoạt động văn thể tạo nên cuộc sống tinh thần phong phú cho công nhân lao động, đồng thời cũng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá doanh nghiệp, tạo sự gắn kết trong công nhân lao động; gắn kết trong doanh nghiệp, có sự cảm thông, chia sẻ lúc thuận lợi và cả lúc khó khăn.

Với những kết quả đã đạt được, Công đoàn Dệt May VN đã được tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng III năm 2011, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Trước đó, là Huân chương Lao Động hạng Nhất năm 2005, Huân chương Lao động hạng II năm 2000. Ngoài ra, còn nhiều bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động VN. Hàng trăm công đoàn cơ sở được tặng huân chương các loại cho tập thể và cá nhân. Đặc biệt là 7 tập thể và 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu AHLĐ và AHLLVT, hàng chục chiến sỹ thi đua toàn quốc và nhiều danh hiệu cao quý khác...

Những thành quả đó là sự kết tinh của một chuỗi các yếu tố, từ sự lãnh đạo, chỉ đạo; sự hỗ trợ và ủng hộ của Tổng Liên đoàn Lao động VN, của Đảng uỷ Tập đoàn Dệt May VN; sự phối hợp của lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành, của Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố và đặc biệt là sự chắt chiu đóng góp từng giọt mồ hôi, nước mắt của hàng trăm ngàn lao động trong toàn hệ thống. Đây là yếu tố tất yếu quan trọng và to lớn, bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết, sẻ chia và chịu thương chịu khó của người lao động dệt may đóng góp và tạo nên sức mạnh để toàn ngành vượt qua những khó khăn qua các thời kỳ. Tất cả chúng ta đều tự hào về họ và vì họ, vì sự phát triển của ngành mà chúng ta nguyện tiếp tục đoàn kết, hợp tác tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức trong chặng đường vất vả nhưng vinh quang ở phía trước.

Có thể nói, 20 năm qua với biết bao khó khăn thăng trầm, nhưng Công đoàn Dệt May luôn sát cánh cùng người lao động để vệ quyền lợi cho họ nhưng cũng không quên nhiệm vụ động viên người lao động chung sức xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, khẳng định được vai trò và vị thế của tổ chức mình,  tạo lập được chỗ đứng trong lòng đông đảo người lao động cũng như lãnh đạo chuyên môn, góp phần xây dựng một hình ảnh đẹp và toàn diện của Ngành Dệt May VN.

Theo Công đoàn DMVN

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.122.584
Khách
: 710
 
Công đoàn Dệt May Việt Nam hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập (14/9/1996 - 14/9/2016) Rating: 5 out of 10 61001.
Core Version: 1.8.0.0