Sáng ngày 26/8, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF và tổ chức Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức GIZ để tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn ngành dệt may”.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) có bài phát biểu khai mạc và bài trình bày về “Định hướng Kinh tế tuần hoàn của ngành Dệt may”
Theo ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam có quá trình phát triển khá nhanh và ngoạn mục. Từ năm 2001-2011, ngành luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 2 con số mỗi năm.
Không chỉ đứng trong top đầu kim ngạch xuất khẩu với 40,4 tỷ USD năm 2021, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, dệt may còn là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam, với 16,2 tỷ USD năm 2021 và 11 tỷ USD 7 tháng năm 2022.
Ông Trương Văn Cẩm cũng cho biết: Giai đoạn định hướng phát triển nhanh của ngành dệt may Việt Nam đã qua. Từ nay đến năm 2030, ngành chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.
Theo dự thảo “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, dự kiến kim ngạch xuất khẩu bình quân sẽ tăng từ 5% - 6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68 – 70 tỷ USD); tăng từ 2-3%/năm trong giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 – 100 tỷ USD).
Ngành dệt may Việt Nam đã tiếp cận rất sớm với mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2017 ngành đã thành lập Uỷ ban phát triển bền vững về môi trường và lao động, phối hợp với nhiều tổ chức trên thế giới để triển khai thực hiện.
“Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra mô hình PPP cho phát triển bền vững, trong đó điều kiện tiên quyết là doanh phải có lãi; đảm bảo việc làm cho người lao động và có mối quan hệ lao động hài hoà; ít xả rác thải, tái sử dụng nước, tái chế sản phẩm”, ông Trương Văn Cẩm nói.
Bà Saskia Anders - Giám đốc Chương trình GIZ Fabric Asia với lời kêu gọi Cùng hành động để giảm dấu chân sinh thái của ngành Dệt may.Đại diện Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức cũng nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn không thể thực hiện nếu làm việc riêng lẻ và chỉ có thể thành công khi có sự đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm của khối Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức dân sự. Đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm giữa nhà máy và nhà phân phối.
Tại hội thảo, đại diện Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cũng thông tin thêm: Hội đồng châu Âu đã thông qua Chiến lược về Dệt may bền vững. Theo đó, có 16 luật lệ mới và giải pháp chính sách sẽ được áp dụng để làm cho sản phẩm dệt may vào thị trường châu Âu bền hơn, tái sử dụng được.
Đại diện Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức cũng nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn không thể thực hiện nếu làm việc riêng lẻ và chỉ có thể thành công khi có sự đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm của khối Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức dân sự. Đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm giữa nhà máy và nhà phân phối.
Chính sách thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và Nghị định hướng dẫn do PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Lê Liên Chuyên gia môi trường và phát triển bền vững – đến từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng Enerteam ên giới thiệu về Cuốn Hướng dẫn 'Các thực hành tăng hiệu quả sử dụng nước'.
Ông Cao Minh Ngọc – Giám đốc Công ty CP Giải pháp công nghệ tái tạo RTS lên Giới thiệu mô hình tái chế nước thải dệt nhuộm.
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, Phó Ban Khách hàng DN- Ngân hàng BIDV với bài trình bày BIDV - Tín dụng xanh đồng hành cùng doanh nghiệp.
Ông Hoàng Văn Phúc – Phó TGD Công ty cho thuê tài chính BIDV- Sumi Trust lên phát biểu chia sẻ về Chính sách tài chính xanh thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn Ngành dệt may.
Các đại biểu thuyết trình sôi nổi, đầy nhiệt huyết, buổi Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.