- Container 20ft hàng khô: 250.000 đồng/cont
- Container 40ft hàng khô: 500.000 đồng/cont
- Hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container: 15.000 đồng/tấn
7 Hiệp hội cho rằng việc thu phí này đang tạo ra một số bất hợp lý. Lãnh đạo 7 Hiệp hội và hội ngành nghề trên đã cùng ký vào một văn bản gửi đến Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, HĐND TPHCM và UBND TPHCM nêu khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề thu phí.
Đầu tiên là thời điểm áp dụng chưa phù hợp: Từ 11/06/2021 đến cuối tháng 09/2021 đa số DN phải ngưng hoạt động vì dịch bệnh Covid19. Trong khi đó, DN vẫn phải chi trả nhiều khoản chi như lương cho công nhận, lãi vay ngân hàng, chi phí tồn kho, lưu kho... do không XK/bán được hàng. Từ tháng 10 – 12/2021, đa số các DN cũng chỉ hoạt động cầm chừng được từ 30-70% công suất do thiếu công nhân, thiếu nguyên liệu, chuỗi cung ứng bị đứt gãy,... Đến đầu năm 2022 các DN mới bắt đầu phục hồi sản xuất thì lại phải gánh thêm nhiều chi phí như cước vận tải biển vẫn tiếp tục tăng cao, chi phí xăng dầu tăng, giá nguyên liệu tăng,... trong khi DN vẫn đang thiếu vốn, thiếu công nhân, khiến DN gặp rất nhiều khó khăn.
Tiếp theo là mức phí áp dụng chưa công bằng, chưa phù hợp, tạo thêm gánh nặng về thủ tục hành chính và tăng thời gian thực hiện thủ tục hành chính, ách tắc trong thực hiện.
Thứ 3, việc sử dụng ngân sách thu được chưa được công khai, minh bạch và dẫn đến việc “Phí chồng Phí” đối với mục tiêu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng: Theo Mục a Điểm 4 Điều 1 của Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh “Toàn bộ số thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển thành phố Hồ Chí Minh sau khi trừ chi phí phục vụ công tác thu phí được nộp vào ngân sách Thành phố để quản lý và bố trí sử dụng có mục tiêu cho đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối cảng biển trên địa bàn Thành phố”. Tuy nhiên đến nay, dù đã sắp tới thời điểm bắt đầu thu phí nhưng Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa có thông báo công khai về việc sử dụng các mức phí này cho những công trình hạ tầng cụ thể nào.
Cuối cùng, doanh nghiệp phải đóng phí hai lần đối với các lô hàng XK phải sử dụng nguyên liệu NK. Hầu hết các DN ngành hàng XK đều có nhu cầu NK nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm, và như vậy DN sẽ phải chịu hai lần phí: một lần cho cont. hàng NK và một lần cho cont. hàng XK. Như vậy, việc thu phí này chưa phù hợp khi DN đang phải trả rất nhiều chi phí phục vụ mục tiêu xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng của các địa phương, đồng thời đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho DN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, duy trì việc làm cho người lao động.
Nội dung chi tiết thư kiến nghị của 7 Hiệp hội xem TẠI ĐÂY