Ủy ban Môi trường của VITAS được thành lập năm 2017 với nhiều thành viên chủ chốt là doanh nghiệp hôi viên với mục tiêu và kim chỉ nam là hướng các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.
Trong thời gian qua, Ủy ban môi trường đã được mở rộng với sự tham dự từ các doanh nghiệp trong nước, một số nhãn hàng quốc tế tới sự tham dự của nhiều tổ chức quốc tế hướng tới chiến lược phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam:
1. Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ: Dự án Năng lượng phát thải thấp Việt Nam US-AID VLEEP:
2. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới - WWF- World Wide Fund
3. Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững – IDH
4. Cơ quan phát triển Đức - GIZ
5. Hội đồng Dệt may Quốc gia Trung Quốc- CNTAC
6. Chương trình nước 2030 của Ngân hàng Thế giới - World Bank 2030 Water Program
7. Liên minh Dệt may bền vững SAC
Tại phiên họp, ông Trương Văn Cẩm, phó Chủ tịch Hiệp hội đã có bài trình bày tóm tắt về hoạt động của Ủy ban Môi trường trong thời gian qua cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới.
Các hoạt động đáng chú ý của Ủy ban trong năm 2017- 2018 gồm:
§ Họp bàn kế hoạch hành động xây dựng chương trình “Thương hiệu Dệt May Việt Nam” phát triển bền vững trong năm 2017 bao gồm thành viên của Ủy ban Môi trường VITAS về việc đưa ra các định hướng nhằm lan tỏa rộng rãi hơn nữa tới các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hướng đi dài hạn, vì tương lai Xanh – Sạch – Tiết kiệm năng lượng.
§ Hội thảo “Xây dựng Thương hiệu - Môi trường dệt may bền vững thông qua các giải pháp tiết kiệm năng lượng” ngày 11/04/2018 do VITAS phối hợp cùng đại diện US-AID VLEEP, GIZ-NAMA dệt may, IDH Việt Nam. Hội thảo đã chia sẻ các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật dành cho doanh nghiệp dệt may, thông tin về gói tài chính ưu đãi đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng và tư vấn tiếp cận nguồn vốn vay cho các dự án tiết kiệm năng lượng
§ Hội thảo “Áp dụng chỉ số HIGG trong xây dựng thương hiệu bền vững cho ngành Dệt May Việt Nam” do VITAS phối hợp cùng Liên minh Dệt May bền vững (SAC) và Tập đoàn TAL tổ chức ngày vào ngày 21/6/2018
§ Ký kết Biên bản ghi nhớ với WWF, xây dựng chương trình hành động “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua việc Tổ chức Lễ ra mắt Bộ Công cụ đánh giá rủi ro về nước và Hội thảo quốc tế “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam” từ 28- 29/11/2018 tại TP. HCM
Các hoạt động của Ủy ban Môi trường năm 2019, sẽ vẫn tiếp tục với các nội dung chính sau:
Về Chiến lược xanh hoá ngành Dệt May Việt Nam: Các bên đều thống nhất là Chiến lược Xanh hoá ngành Dệt May Việt Nam và có sự tham gia và thể hiện được quan điểm các cơ quan chính phủ, các nhà máy, công ty dệt may, các nhãn hàng, tổ chức tín dụng, các đối tác phát triển. Chiến lược này (có hiệu lực pháp lý hoặc không) sẽ phải đóng góp vào Chiến lược và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Việt Namcho ngành công nghiệp
- Hoạt động tiếp theo:
o WWF sẽ dự thảo 1 khung chiến lược Xanh hoá và chia sẻ cho các bên liên quan để đóng góp ý kiến trong tháng 3
o WWF, VITAS, V-LEEP và các đơn vị tư vấn sẽ xây dựng khung phương pháp luận, các câu hỏi phỏng vấn và thực hiện Kiểm toán năng lượng tại 300 nhà máy dệt nhuộm và 200 nhà máy may từ tháng 4 đến tháng 8
o VITAS, WWF sẽ thảo luận với các cơ quan liên quan của Bộ Công thương và Bộ TNMT để thống nhất về bạn Dự thảo khung Chiến lược Xanh hoá ngành Dệt May và các nội dung cần có trong Chiến lược
o Thành lập nhóm soạn thảo Chiến lược với các bên liên quan (có thể ký MOU nếu cần)
o Có thể tham khảo WWF-Energy Vision để xây dựng khung Chiến lược xanh hoá ngành Dệt May
Ông Hoàng Văn Tâm - Phó Chánh Văn phòng Vụ Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương đã chia sẻ quan điểm, định hướng phát triển bền vững của Bộ Công Thương cũng như các chương trình trong kế hoạch phát triển bền vững đến năm 2030
Bà Lê Thị Minh Ánh - Đại diện Vụ Chính sách pháp chế - Tổng Cục Môi trường đã chia sẻ về tình hình thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Ông James Phillip - Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn TAL đã có bài trình bày về kế hoạch hành động để đạt được ngưỡng chỉ số Higg FEM song hành cùng mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và Quy định Quốc gia về Luật Bảo vệ Môi trường
Ông Hoàng Việt - Quản lý chương trình Phát triển bền vứng WWF đã giới thiệu Kế hoạch tầm nhìn xanh hóa ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2019 - 2029
Cuối buổi họp đai diện các cơ quan quản lý và các khách mời đến từ doanh nghiệp, Viện Dệt May đã có phiên thảo luận rất cởi mở, đóng góp ý kiến về các kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ủy ban Môi trường nhằm giúp các doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về lợi ích của phát triển bền vững, tiếp cận các quỹ đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới thân thiện môi trường cũng như thuyết phục các cơ quan quản lý nhà nước hiểu hơn về việc ngành dệt may hiện đại không còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường.