Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Đoàn công tác VITAS tổ chức buổi gặp mặt chia sẻ với các doanh nghiệp dệt may miền Trung

13/11/2020 05:31 CH
Bão chồng bão, lũ chồng lũ, miền Trung Việt Nam đang phải chịu những thiệt hại nặng nề về người và của. Ngay cả khi lũ rút, cuộc sống hàng loạt các địa phương ở miền Trung trở nên đảo lộn, hàng ngàn ngôi nhà đổ sập, hư hỏng nặng nề, nhiều người dân chỉ trong thời gian ngắn bỗng lâm vào cảnh trắng tay, hàng trăm doanh nghiệp phải đóng cửa ngừng việc, máy móc hư hỏng nghiêm trọng. Thấu hiểu sự khó khăn của các doanh nghiệp dệt may miền Trung, VITAS đã kêu gọi sự ủng hộ từ các cá nhận, tổ chức, doanh nghiệp chia sẻ một phần vật chất tinh thần cho người lao động các doanh nghiệp gặp thiệt hại.

Ngày 10/11, đoàn công tác VITAS – IDH – Lectra đã có buổi làm việc tại Công ty Scavi Huế, sơ kết công tác hỗ trợ doanh nghiệp miền Trung và giải pháp khắc phục khó khăn trong thời gian tới. Đồng thời định hướng thu hút đầu tư vào KCN Phong Điền để ngành dệt may có thể tận dụng những lợi ích mà các FTA thế hệ mới đem lại.

Tham dự buổi chia sẻ có
ông Nguyễn Thanh – Tỉnh Ủy viên/ GĐ Sở công thương tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS, đại diện Khu Kinh tế và công nghiệp Phong Điền, đại diện Tổ chức IDH, Ban lãnh đạo Scavi Huế cùng đại diện các doanh nghiệp dệt may miền Trung.

Cập nhật tình hình thiệt hại của các doanh nghiệp hội viên miền Trung, bà Trần Kim Oanh – Phó trưởng ban hội viên VITAS cho biết: Có tổng số 9 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề trên 54 hội viên chính thức và 46 hội viên liên kết tập trung vào Nhà máy may Hoà Thọ Quảng Trị, Công ty CP may Quảng Trị, khu vực Thừa Thiên Huế và hiện tại là tỉnh Quảng Ngãi. Ở khu vực Quảng Ngãi, đã có 13 nhà xưởng tốc mái hoàn toàn.
























Bà Trần Kim Oanh - Phó trưởng ban hội viên VITAS chia sẻ 

1. Về nhà máy: Có hơn 1.600 thiết bị điện tử bị ngập nặng tại Công ty CP may Quảng Trị/ Quảng Phú / Quảng Điền và Công ty CP đầu tư dệt may Thiên An Phát. Sau khi kiểm tra và khắc phục, có hơn 600 thiết bị bị hư hỏng toàn bộ.

2. Về hàng hóa:

Có hơn 100.000 thành phẩm và gần 3 tấn vải bị ướt. Trong đó, dự kiến 20% thành phẩm hư hỏng phải loại bỏ do bị thấm nước và ẩm mốc.

3. Về lao động: Mưa lũ đã làm 6 người chết (tại Phú Hòa An, Dệt May Huế, Scavi Huế), hơn 8.800 gia đình công nhân tại khu vực vùng trũng thấp bị bão lũ cô lập chiếm khoảng 40%, và hơn 1.215 ngôi nhà bị ngập sâu, đồ đạc hư hỏng.

4. Về tiền lương khi phải ngừng công việc:

Từ ngày mùng 9-18 tháng 10 năm 2020 bị cắt điện nên các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Vào những ngày mưa, mỗi doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân theo mức lương tối thiểu vùng. Dự kiến phải chi trả 12 tỷ đồng cho 7 ngày ngưng làm việc. Hiện tại, tạị Quảng Trị và Quảng Bình, các nhà máy đã phải ngừng làm việc 15-20 ngày.

Nắm bắt tình hình đó, VITAS đã kiến nghị Chính phủ và các Tổ chức quốc tế  đưa ra các giải pháp hỗ trợ khẩn cấp, và chuẩn bị tốt hơn trước những cú sốc trong tương lai bắt đầu từ việc sửa chữa các cơ sở hạ tầng quan trọng như hệ thống giao thông, đập thủy điện, rừng bảo hộ, bảo vệ môi trường cho khu vực miền Trung Việt Nam. Đồng thời trao tặng 50 triệu đồng đầu tiên tới các nhà máy đang chịu tổn thất nặng nề, giúp công đoàn cơ sở kịp thời thực hiện các chương trình trợ cấp cho những cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đợt mưa lũ.

Ngày đầu tiên phát động phong trào đã thu được 82.5 triệu đồng, 27 thùng quần áo và tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, các nhân, doanh nghiệp khác. Tập đoàn Dệt May VN, Công đoàn dệt may VN và Hiệp hội dệt may VN đã tổ chức 1 chương trình với sự hỗ trợ 1,2 tỷ đồng tiền mặt, 2000 xuất quà (mỗi xuất quà trị giá 500.000đ tiền mặt), 1 container di chuyển từ phía Nam, liên kết với 3 KCN trong đó có KCN Phong Điền. Kết nối với liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tài trợ cho 15 doanh nghiệp dệt may tại Thừa Thiên Huế. Các doanh nghiệp cũng đã kịp thời trợ giúp cho người lao động gặp khó khăn của doanh nghiệp mình. Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi hỗ trợ cho các doanh nghiệp miền Trung Việt Nam.

Trong đại dịch Covid-19 và bão lũ liên tiếp, Phú Hòa An cũng giống như những doanh nghiệp khác gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng bị cắt còn 1/3, tiền trả bị kéo dài. “Công ty đã phải chuyển sang sản xuất đơn hàng khẩu trang, tìm tòi giải pháp nâng cao năng suất lao động, đảm bảo việc làm cho 100% NLĐ trong những tháng dịch từ tháng 3-8” đại diện công ty chia sẻ. Trong thời gian bão lũ vừa qua, việc ngừng sản xuất liên tục diễn ra, sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của Hiệp hội Dệt May VN, Tập doàn dệt may VN, Công đoàn dệt may VN rất lớn, 1 phần giúp doanh nghiệp khắc phục bão lụt, phần còn lại giúp tinh thần NLĐ phấn chấn hơn, tiếp tục SXKD. Trong thời gian sắp tới, công ty mong rằng VITAS sẽ giúp các doanh nghiệp khu vực miền Trung kết nối với các đối tác, nhà đầu tư mới và định hướng trong tương lai để các Doanh nghiệp có thể đứng vững trong thời điểm khó khăn.
























Đại diện Công ty Phú Hòa An phát biểu tại cuộc gặp mặt

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS bày tỏ sự chia sẻ với những thiệt hại và sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may miền Trung, đông thời cảm ơn sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sở ban ngành luôn tạo điều kiện với doanh nghiệp dệt may tại địa phương.























Đoàn trao hỗ trợ cho CNLĐ Công ty CP May Quảng Trị

























Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS chia sẻ về tình hình ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay

Về tình hình ngành dệt may năm nay, ông Giang cho biết, dự kiến năm 2020 ngành xuất khẩu 40 tỷ USD nhưng khả sẽ chỉ xuất khẩu được 35,3 tỷ USD, giảm 4,7 tỷ so với kế hoạch hàng năm. Mặ dù vậy, Việt Nam vẫn là 1 trong những nước có tỷ lệ giảm xuất khẩu dệt may trong bối cảnh Covid-19 thấp nhất. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự thay đổi đột biến. Mỹ vẫn là thị trường trọng yếu với 41,7%, Hàn Quốc chiếm 12%, Nhật Bản chiếm 12%, EU còn 9,8%. Đặc biệt chúng ta bắt đầu tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Trung Quốc (10%). Nguyên nhân của việc xuất khẩu chậm vào EU mặc dù Hiệp định thuơng mại EVFTA đã có hiệu lực do chúng ta chưa đáp ứng được về điều kiện xuất xứ của nguyên liệu. Dịch Covid kéo dài khiến cho các mặt hàng suit, veston giảm 80%, ngược lại, áo thun, đồ nỉ, đồ mặc nhà, khẩu trang vải tăng đáng kể.

Hiện nay việc xây dựng các KCN xanh là rất quan trọng trọng định hướng phát triển của ngành. “Đối với khu vực miền Trung, Thành Ủy UBND tỉnh nên định hướng quy hoạch phát triển KCN Phong Điền trở thành KCN chiến lược của tỉnh để thu hút nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực dệt may.” Ông Giang đề xuất. Hiệp hội đang kiến nghị với Bộ Công Thương sớm đàm phán Hiệp định thương mại giữ VN-HQ để có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu vải từ HQ. Từ đó đáp ứng nhu cầu xuất xứ của các FTA mới. Nỗ lực của các doanh nghiệp miền Trung duy trì được công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động được đánh giá rất cao trong đó có Scavi với 7000 lao động, góp phần giải quyết hàng loạt những vấn đề của xã hội.























Theo đại diện Scavi, KCN Phong Điền còn một số hạn chế để thu hút được các nhà đầu tư như: hạ tầng cơ sở vật chất của KCN chưa đáp ứng đủ điều kiện của các nhà đầu tư, việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án dệt, nhuộm vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có đội đặc nhiệm giải quyết các vẫn đề về thủ tục đầu tư…như các tỉnh khác (Bình Dương, Tây Ninh,...). Mới đây, Scavi đã kêu gọi được 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất về ren xúc tiến đầu tư vào KCN Phong Điền với dự án đầu tư ban đầu 15 triệu USD, đi vào khởi động trong tháng 6/2021. Đây là những tín hiệu đầu tiên tuy nhiên chúng ta cần có những chính sách rõ ràng, thu hút để kêu gọi các doanh nghiệp khác đầu tư vào KCN.















































Đại diện Scavi đề xuất kiến nghị

Trước những đề xuất, kiến nghị của VITAS và các doanh nghiệp dệt may tại miền Trung, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận và sẽ cố gắng tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư hoàn thiện, nhà đầu tư có trách nhiệm vào KCN tại địa bàn tỉnh. 






















Ông Nguyễn Thanh - Tỉnh Ủy viên - Giám đốc Sở Công thương
























Đại diện IDH chia sẻ tại buổi gặp mặt

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.817
Khách
: 1.144
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Đoàn công tác VITAS tổ chức buổi gặp mặt chia sẻ với các doanh nghiệp dệt may miền Trung Rating: 5 out of 10 57322.
Core Version: 1.8.0.0