Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 11/11/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo công bố chương trình “Triển Lãm Trực Tuyến Dệt May Việt Nam Qua Mã QR” ngày 13/6/2023

14/06/2023 04:52 CH

Ngày 13/06/2023 tại TP. HCM, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã kết hợp với Công ty Frontier.cool Đài Loan tổ chức hội thảo trực tuyến giới thiệu về ứng dụng số hóa vải và công bố triển khai chương trình “Triển Lãm Trực Tuyến Dệt May Việt Nam Qua Mã QR”. Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của gần 30 doanh nghiệp (DN) trong ngành dệt may với hơn 50 đại biểu tham dự.

Phát biểu tại hội thảo, Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký VITAS cho biết việc áp dụng công nghệ số hóa trong dệt may sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, đến nay việc đưa công nghệ số vào quản lý sản xuất trong ngành may vẫn còn khiêm tốn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết điều đó là sự hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ có trình độ cao về công nghệ mà đặc biệt là chuyển đổi số, để các DN dệt may có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay. Và Đài Loan là một trong số đó.  Với nỗ lực nghiên cứu không ngừng và đưa ứng dụng khoa học công nghệ mới, các thành tựu của CMCN 4.0... vào SXKD nhằm quảng bá cho các sản phẩm vải chức năng của họ tại các hội chợ triển lãm; đồng thời hướng tới sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. VITAS đã chọn Frontier để giúp các DN dệt may nguyên phụ liệu “Made-in-Vietnam” quảng bá sản phẩm một cách mạnh mẽ dưới hình thức số hóa bằng công nghệ AI, đặc biệt tại các cuộc triển lãm quốc tế trong và ngoài nước.

Bà Mai chia sẻ, cách đổi mới phương thức quảng bá nguồn vật liệu Made-in-Vietnam bằng cách số hóa vật liệu trên nền tảng E-showroom của Frontier, chuyển từ triển lãm trực tiếp sang triển lãm trực tuyến như một xu hướng của thời đại mới. Bà Mai cũng Định hướng tham gia Online Showrooms không chỉ áp dụng với DN sản xuất vật liệu mà còn có thể với các DN may tự chủ động nguồn vật liệu. Tham dự chương trình này còn giúp DN quảng bá sản phẩm trực tuyến và trực tiếp tại các sự kiện trong và ngoài nước do VITAS đồng tổ chức hoặc dẫn đầu công tác. Đồng thời cũng giúp DN cắt giảm chi phí, giảm mẫu vật lý thực tế, góp phần giảm khí thải nhà kính lên tới 83%, tăng 50% cơ hội kinh doanh và hiệu quả chia sẻ nguồn lực tăng gấp 10 lần.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe Bà Ann Le - đại diện Frontier giới thiệu chi tiết về các chức năng của E-Showrooms, hệ thống mã QR code cũng như các chính sách ưu đãi với DN khi tham gia chương trình. Bà Ann cho biết, chương trình “Triển Lãm Trực Tuyến Dệt May Việt Nam Qua Mã QR” sử dụng công nghệ AI để số hóa các loại vật liệu dùng trong dệt may, đặc biệt là vải và đưa lên hệ thống Online Showroom của VITAS. Với sự hỗ trợ của AI và công nghệ 3D, mẫu vật liệu sẽ được tiếp cận với Người mua tiềm năng dễ dàng hơn, vì Người mua có thể lựa chọn vật liệu trực tuyến hoặc hình dung vật liệu dưới định dạng 3D ngay tại các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế. Đồng thời chia sẻ cách thức khi tham gia ứng dụng trong sự kiện triển lãm đầu tiên tại Saigon Fabric tháng 7 sắp tới ở TP.HCM.

Cũng trong hội thảo, Ông Sean – Quản lý bán hàng của công ty Main Chief Kintting, chuyên sản xuất và cung cấp vải dệt kim tại Đài Bắc, Đài Loan đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi sử dụng E-showroom của Frontier. Việc sử dụng thư viện vải kỹ thuật số của Frontier đã giúp Main Chief giải quyết các vấn đề khó khăn đã gặp phải 10 năm qua như: nâng cao hiệu quả khi chọn lựa mẫu vải trên nền tảng số mọi lúc mọi nơi; nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách chia sẻ kết cấu kỹ thuật số; giảm thiểu chi phí vận chuyển giao mẫu tới đối tác – tăng tính thân thiện với môi trường; tăng tốc thời gian chọn mẫu vải và mẫu may thông qua các trình xem 3D và vật liệu 3D thông qua chức năng chia sẻ được cung cấp nhanh chóng và tự động của Frotier. 

Các đại biểu tham dự hội thảo cùng các diễn giả đã cùng nhau trao đổi một số vấn đề như: tính chính xác của vải kỹ thuật số theo dữ liệu AI so với vải vật lý, hiệu quả thực tế khi sử dựng nền tảng Frontier, tính đúng đắn về chỉ số tác động môi trường, áp dụng đối với vải jean/denim, hay Frontier có được khách hàng Mỹ phê duyệt hay không... đồng thời hy vọng chương trình có thể nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm dệt may Made in Việt Nam với người mua trong và ngoài nước.

Để đăng ký tham gia chương trình vui lòng liên hệ:

 

Frontier là nền tảng vải kỹ thuật số, sử dụng AI để xây dựng hệ thống trao đổi hình ảnh vải  mạnh mẽ nhất thế giới cho ngành may mặc và thời trang.  Tầm nhìn của Frontier là trở thành một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng ngành dệt may trong nhiều năm tới. Frontier tạo ra, duy trì và đổi mới các cơ hội tạo ra giá trị lâu dài, bền vững mà các nhà sản xuất vải, nhà thiết kế và thương hiệu có thể tận dụng để thúc đẩy ngành của họ phát triển. Frontier đang làm việc để khắc phục và cải thiện sự thiếu hiệu quả đã tồn tại hàng thập kỷ trong giao tiếp, phát triển kinh doanh, thiết kế, sản xuất, vận chuyển và quản lý hàng tồn kho.

Bài và ảnh: Quỳnh Anh

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.386.508
Khách
: 2.137
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0