Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo kỷ niệm "Ngày Truyền thống Dệt May Việt Nam"

27/03/2023 09:59 SA
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng Ngày truyền thống Dệt May Việt Nam, ngày 24/3/2023, VITAS phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Truyền thống dệt May Việt Nam 25/3 với chủ đề: “Hợp tác công tư thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Hội nghị là dịp để khối hợp tác công tư trao đổi về việc xây dựng chương trình phát triển bền vững để ngành dệt may có lộ trình triển khai thực hiện Chiến lược sát thực tế của ngành.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS nhận định ngành dệt may hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đến từ việc bất ổn định kinh tế, đòi hỏi bền vững và áp lực cạnh tranh cao. Chiến lược phát triển ngành Dệt may, Da giày đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035 với các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể sẽ là động lực lớn để ngành dệt may tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tận dụng tốt các lợi thế hiện có, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện Chiến lược, cộng đồng doanh nghiệp phải chú trọng các vấn đề cốt lõi như: doanh nghiệp cần xây dựng tầm nhìn, khát vọng, đã dạng hóa thị trường, đã dạng hóa dòng hàng, đầu tư vào thiết bị công nghệ tự động hóa, quản trị số, đào tạo nguồn lực để thích ứng nhanh với đòi hỏi thị trường; mỗi doanh nghiệp phải có khát vọng xây dựng thương hiệu cho chính mình. Đồng thời, Chính Phủ, Bộ công thương quản lý ngành cần có những cơ chế hỗ trợ, đầu tư tài chính để phát triển thương hiệu thành thương hiệu quốc gia.

 

Lãnh đạo VITAS đánh giá, từ tháng 7/2023, thị trường dệt may toàn cầu mới ấm trở lại.

Ông Trương Văn Cẩm – Phó chủ tịch VITAS cho biết, trong những năm vừa qua, ngành dệt may đã tận dụng được những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhờ đó tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, khoảng 22,6 lần trong hơn 20 năm. Tuy nhiên vẫn còn những điểm nghẽn cần được khơi thông trong thời gian tới để ngành có thể phát triển bền vững như: làm thế nào để phát triển ngành thời trang, phát triển khâu sợi, dệt nhuộm, xây dựng được các tổ hợp KCN lớn, ngành may tăng tỷ trọng các mặt hàng chiến lược cao, dịch chuyển snr xuất về các thị xã nơi có đông lao động...

Ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS thông tin về các nội dung trong Chiến lược

Từ năm 2019, Cục Công Nghiệp - Bộ Công thương đã phối hợp cùng ngành dệt may Việt Nam chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển ngành đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong quá trình triển khai, VITAS đã tham gia tích cực vào quá trình góp ý Chiến lược ngành. Kết quả, đến ngày 29/12/2022 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt bằng việc ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035. Chiến lược mang tính định hướng cho ngành trong thời gian tới, đặc biệt có những chính sách phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư, giải quyết các khâu còn yếu như nguyên liệu, năng lượng…

Phó Chủ tịch VITAS cho biết, DN dệt may trong các KCN (kể cả KCN chuyên ngành DM và KCN hỗn hợp) gồm 1.210 DN với tổng số 610.400 lao động, chiếm khoảng 1/3 lực lượng lao động dệt may cả nước. Hiện nay dệt may đã có khá nhiều KCN chuyên ngành như: Phố nối B (Hưng Yên); Bảo Minh, Rạng Đông (Nam Định); Hải Hà (Quảng  Ninh); Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Hải Long (Thái Bình); Phong Điền (Thừa  Thiên Huế); Tam Thăng, Bắc Chu Lai (Quảng Nam); Bình An (Bình Dương); Nhơn  Trạch (Đồng Nai)

Hầu hết các KCN có hệ thống xử lý nước thải đều đã thu hút đầu tư lấp đầy như tại  DM Phố nối B, Bảo Minh, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Bình An, Nhơn Trạch.  Một số KCN như Rạng Đông, Phong Điền… tỷ lệ lấp đầy còn thấp, do nhiều  nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng cần phát triển khâu thiết kế, phát triển thương hiệu, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.

Để thực hiện mục tiêu Chiến lược đề ra, VITAS đã đề xuất với Bộ Công Thương về Chương trình hỗ trợ PTBV ngành dệt may theo Chiến lược đến năm 2030 với kinh phí đề xuất 435,6 tỷ đồng bao gồm 8 mục: 1) Khảo sát hiện trạng ngành dệt may Việt Nam; 2) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái tạo; 3) Hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh, xử lý nước thải, hóa chất, năng lượng  tái tạo…; 4) Hỗ trợ trong khâu thiết kế thời trang, thiết kế sinh thái, xây dựng và  quảng bá thương hiệu; 5) Hợp tác với đối tác nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho khâu sản xuất  NPL, đặc biệt là dệt, nhuộm hoàn tất va thiết kế tạo mẫu; 6) Đào tạo cho DN về quản lý sản xuất, quản lý chuỗi giá trị và khách hàng; 7) Hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng; 8) Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Viện, Trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.

Đặc biệt trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra 3 phiên thảo luận với các chủ đề: môi trường, lao động và phát triển bền vững. Các phiên thảo luận đã đánh giá về chiến lược thị trường tiêu thụ dệt may Việt Nam, nguồn lao động, các giải pháp đảm bảo môi trường, phát triển bền vững…



Một số hình ảnh tại Hội nghị:


Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.764
Khách
: 1.090
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0