Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Đánh giá tình hình DN dệt may và đề xuất tháo gỡ khó khăn của Hiệp hội Dệt May VN

20/05/2016 04:35 CH
 

HIỆP HỘI

DỆT MAY VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Số :  63/CV-HHDMVN                 Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016

V/v Đánh giá tình hình DN dệt may

      và đề xuất  tháo gỡ khó khăn

                        

 

Kính gửi :   -   Thủ tướng Chính phủ

-         Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

 

Hiệp hội Dệt May Việt Nam xin được báo cáo Thủ tướng tình hình SXKD của các DN dệt may, những cơ hội và thách thức khi các Hiệp định thương mại giữa VN – EU và TPP có hiệu lực và triển vọng phát triển của ngành trong năm 2016 và thời gian tới như sau:

1. Kết quả đạt được:

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và với sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp, ngành dệt may Việt Nam trong 5 năm qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ, duy trì được đà tăng trưởng vững chắc và ổn định trong giai đoạn từ 2010 – 2015 với mức tăng KNXK hàng năm bình quân 15%. Năm 2015 KNXK của ngành đạt 27,2 tỷ USD, bằng 2,4 lần so với năm 2010. Ngành dệt may Việt Nam đã trở thành ngành hàng có KNXK đứng thứ 2 cả nước và nằm trong top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, dệt may cũng là ngành giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho trên 2,5 triệu người lao động, trong đó chủ yếu là lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.  

2. Triển vọng phát triển ngành dệt may Việt Nam:

2.1. Cơ hội và thách thức

Thời gian tới, trong bối cảnh nước ta đã ký kết hàng loạt FTAs, đặc biệt là các  Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa VN – EU và TPP sẽ có hiệu lực, ngành dệt may đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Những cơ hội đó là:

- Thuế suất xuất khẩu hàng dệt may vào một số thị trường chính của Việt Nam (Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…) sẽ giảm dần về 0%.

- Xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế từ các FTA, TPP khi đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ sợi (TPP) và từ vải (VEFTA).

- Việt Nam lại đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” rất phù hợp với mở rộng phát triển dệt may, một ngành thâm dụng lao động, đến nay đã tạo việc làm cho gần 3 triệu lao động.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ như:

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc XK dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ…

- Xuất phát điểm của dệt may VN thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Nguồn vải nhập khẩu (chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu), tạo ra tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm, tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%. Tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tổn thương.

- Đối với công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT) (65%), phương thức FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1%.                          

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng thiết kế thời trang, phát triển sản phẩm và thương hiệu, kỹ năng giao dịch, tiếp thị, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế.

- Các thị trường lớn đưa ra nhiều rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, môi trường, các biện pháp phòng vệ thương mại…

- Chi phí vốn cao, chi phí nhân công tăng do VN thường xuyên tăng lương tối thiểu, bảo hiểm, chi phí logistic cao và nhiều loại phí bất hợp lý, dễ vi phạm quy định giờ làm thêm.

- Cạnh tranh giữa DN FDI và DN trong nước ngày càng gay gắt hơn.

2.2. Mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2040:

Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015 và dự báo các cơ hội, thách thức do các FTA, TPP mang lại cùng xu hướng chuyển dịch nguồn cung cấp của dệt may thế giới, ngành dệt may Việt Nam định hướng phát triển cho giai đoạn tới đến 2040 như sau như sau:

Chỉ tiêu

ĐV tính

Thực hiện 2015

Kế hoạch 2016

Mục tiêu 2020

Tỷ lệ b/q

2015-2020

Tầm nhìn đến 2040

1

2

3

4

5

6

7

1. Xuất khẩu

Tỉ USD

27.2

31

45 - 50

11.5%

140 -150

2. Sử dụng lao động

Tr. người

2.5

2.8

3.3

6%

7,0

3. Sản phẩm chính

 

 

 

 

 

 

- Bông xơ

tấn

5,000

6,000

10,000

15%

30.000

- Xơ, sợi tổng hợp

1000 tấn

450

550

700

10%

2.000

- Sợi

1000 tấn

1000

1,200

1,500

8%

3.500

- Vải

Triệu m2

1,500

2.000

3.000

10%

8.000

- SP may

Triệu SP

4,000

4,500

6,500

11%

18.000

2.         Tỷ lệ nội địa

%

51

55

65

-

75%

             2.3. Giải pháp phát triển ngành:

1) Về đầu tư:

- Chuyển dịch các dự án dệt nhuộm ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung có hệ thống xử lý nước thải, còn các dự án may về các vùng nông thôn, thị trấn nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ.

- Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, vải, in nhuộm hoàn tất nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và khả năng chủ động về nguyên liệu cho DN, chuyển dịch phương thức sản xuất từ gia công CMT sang FOB và ODM, từng bước hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng dệt may. Xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tại Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Tây Ninh…

2)    Giải pháp về thị trường:

- Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố ln để cung ứng kịp thời cho các DN trong ngành.

- Xây dựng các trung tâm thiết kế thời trang nhằm định hướng xu hướng thời trang cho các nhà thiết kế cũng như cung cấp các dịch vụ cung cấp các mẫu thiết kế/bộ sưu tập cho các DN đẩy mạnh làm hàng FOB, ODM.

- Tăng cường công tác phổ biến luật thương mại quốc tế, các quy định liên quan trong Hiệp định TPP, FTA  giúp các DN vượt qua các rào cản phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu.

- Các DN tổ chức và mrộng mạng lưới bán lẻ trong nước, đi mới phương thức tiếp thị, nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị hiếu từng tầng lớp dân cư.   

- Xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của DN, của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chọn một số doanh nghiệp lớn xây dựng thương hiệu quốc gia quảng bá ra thế giới.

3)    Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

- Củng cố hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may. Phát huy lợi thế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và một số trường Cao đẳng trong ngành.

- Hiệp hội Dệt May Việt Nam làm đầu mối để phối hợp và liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.

- Tiếp tục phối hợp với Công đoàn Dệt May Việt Nam thương lượng, bổ sung, sửa đổi Thỏa ước lao động tập thể ngành phù hợp với yếu cầu thực tế của ngành, đảm bảo ổn định lực lượng lao động.

4)    Giải pháp bảo vệ môi trường:

Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng sản xuất “thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước...

5)    Giải pháp về tài chính:

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức ngân hàng, tín dụng trong và ngoài nước góp vốn tham gia đầu tư vào ngành dệt may.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán để tạo kênh huy động vốn.

          3. Một số kiến nghị

Để giúp DN dệt may tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại, Hiệp hội Dệt May Việt Nam kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương một số vấn đề sau:

-         Nhà nước điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dệt may đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 30/3/2008 và Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công thương, cho phù hợp với tốc độ hội nhập sâu, rộng  của Việt Nam và theo hướng dài hạn hơn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2040. Nhiều mục tiêu trong các Quyết định trên cho đến nay đã quá lạc hậu.  

-         Chính phủ thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn từ 500 – 1000ha, để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất sợi, vải, nhuộm hoàn tất cao cấp. Hỗ trợ lãi vay khi DN đầu tư vào các Trung tâm xử lý nước thải tại các KCN này. Tránh tình trạng các địa phương tự quy hoạch, cấp phép gây chồng chéo. Phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kết nối giao thông thủy, bộ giữa các khu công nghiệp dệt may lớn với các cảng, trung tâm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện giảm chi phí vận chuyển.

-         Cải cách thể chế hành chính, giảm thiểu đến mức tối đa các thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư, thuế, hải quan, nhất là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành dệt may liên quan đến Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương về kiểm tra Phormadehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo, Thông tư 03/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin Truyền thông ngày 6/3/2015 hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in liên quan đến nhập khẩu máy in để in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu … theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ.

-         Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để phát triển dệt may phù hợp với quy hoạch phát triển mới của ngành. Thành lập Khoa dệt may tại các trường Đại học, Cao đẳng lớn trong cả nước để đào tạo các kỹ sư chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm, quản trị may, thiết kế thời trang, marketing…

-         Ban hành các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến, khuyến khích chuyển giao, tạo điều kiện cho DN Việt Nam có cơ hội trưởng thành và phát triển.

-         Đề nghị chính phủ giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng đến 2020 hoặc 2022 và không tăng thường xuyên hàng năm, cụ thể năm 2017 không tăng,   vì chỉ tính từ năm 2010 đến nay lương tối thiểu vùng đối với các DN trong nước năm 2016 đã bằng 3,28 lần - 3,57 lần so với năm 2010, đối với các DN đầu tư nước ngoài bằng 2,4 lần đến 2,61 lần. Đề nghị không sử dụng lương tối thiểu làm căn cứ khởi điểm để xây dựng hệ thống thang, bảng lương và làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm.

-         Đề nghị Nhà nước giảm tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương một    

               cách hợp lý phù hợp với sức chịu đựng của DN, cụ thể: NSDLĐ đóng 18% thay vì 22% (BHXH 15%, BHYT 2%, BHTN 1%), NLĐ đóng 7% thay vì 10,5% (BHXH 5%, BHYT 1% và BHTN 1%) vì:

     (i) Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ cũng đang ở mức rất cao (22%) so với các nước trong khu vực như Malaysia 13%, Philippin 10%, Indonesia 8%, Thailand 5%. Ngoài ra, NLĐ phải đóng 10,5% (chưa kể 1% đoàn phí nếu là đoàn viên công đoàn).

     (ii) Luật BHXH 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 quy định mức đóng các khoản kể trên đến hết năm 2017 sẽ căn cứ trên mức lương và phụ cấp lương ghi trong HĐLĐ. Từ 01/01/2018 trở đi được sẽ tính trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Điều này sẽ làm cho các DN khó khăn, càng khó khăn hơn, nhất là các DN nhỏ và vừa đang trong giai đoạn khởi nghiệp.   

-         Ngoài các khoản bảo hiểm DN còn phải đóng 2% kinh phi công đoàn. Theo quy định của Tổng Liên đoàn thì để lại 65% tại công đoàn cơ sở, 35% nộp công đoàn cấp trên cơ sở. Đề nghị để lại DN toàn bộ số tiền này để công đoàn cơ sở cùng với DN chăm lo đời sống cho NLĐ.

-         Đề nghị Quốc hội nghiên cứu nâng thời giờ làm thêm lên tối đa 500 giờ 1 năm để không làm mất cơ hội nhận đơn hàng, khi DN do phải giao hàng đúng hạn vi phạm quy định giờ làm thêm 300 giở 1 năm hiện nay.

-         Đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương đưa ngành nghề: giặt, in, thêu hàng may mặc xuất khẩu vào danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.

          Hiệp hội Dệt May Việt Nam trân trọng kính báo cáo Thủ tướng và rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ban ngành, địa phương để ngành dệt may Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững.
 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, VPHH

 

   TM. BAN CHẤP HÀNH

              CHỦ TỊCH

   

 (đã ký)

 

 

              Vũ Đức Giang

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.845
Khách
: 1.172
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0