Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Những kinh nghiệm của ngành Dệt May Việt Nam sau dịch COVID-19

16/10/2020 11:37 SA

Trong khuôn khổ Diễn đàn "Xuyên qua Vùng nhiễu động" do Tạp chí FORBES tổ chức ngày 15/10 tại Tp.HCM, Chủ tịch VITAS – Ông VŨ ĐỨC GIANG đã chia sẻ: “Đơn hàng giảm mạnh, nhiều đơn vị đóng cửa nhà máy để cân đối lại nguồn hàng. Dù vậy, quý 2-3/2020 đơn hàng khẩu trang ở các nước Nhật, Hàn… tăng tạo việc làm cho CNCNV. Cùng với đó, đơn hàng về quần áo ở nhà, đồ thể thao (đặc biệt là Nike)… thậm chí tăng mạnh trở lại.” 

Dịch Covid-19 bùng phát gây áp lực lớn lên nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng đạt 21,7 tỉ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc cắt giảm lượng nhập hàng.

Mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chỉ ký được các đơn hàng số lượng nhỏ thay vì số lượng lớn như những năm trước. Tình trạng khan hiếm đơn hàng xảy ra ở một số doanh nghiệp khiến Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) lo ngại mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD trong năm 2019 khó đạt được.

Ước tính đến hiện tại, xuất khẩu dệt may lũy kế 9 tháng đạt 27 tỷ USD – giảm 11% so với cùng kỳ, ông VŨ ĐỨC GIANG– Chủ tịch VITAS chia sẻ. Nói sâu hơn về diễn biến của ngành, ông GIANG ví von từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, ngành dệt may trải qua 3 cung bậc khác nhau.

Trong đó, cung bậc thứ nhất là thời điểm sau đại dịch Covid, tức quý 1/2020, ngành dệt may đứng trước thách thức bị thiếu hụt nguồn trung do tắc nghẽn tại Trung Quốc. Theo đó, nhiều lô vải quan trọng phải bay về được Việt Nam thì chịu chi phí rất lớn.

Sang quý 2/2020, hàng loạt đơn hàng bị giảm sâu, đặc biệt với sản phẩm có tính chủ lực như sơ mi, đầm nữ, veston. Đây là cung bậc thứ 2, thách thức về đơn hàng, kéo dài cho đến hiện tại, mức giảm của dòng sản phẩm này vẫn ở mức 80% và chưa hồi phục.

Cung bậc thứ 3, theo ông GIANG là phải duy trì, ổn định giờ làm trong tuần. Đơn hàng giảm mạnh, nhiều đơn vị giảm 15 ngày, đóng cửa nhà máy để cân đối lại nguồn hàng. Dù vậy, quý 2-3/2020 đơn hàng khẩu trang ở các nước Nhật, Hàn… tăng tạo việc làm cho CNCNV. Cùng với đó, đơn hàng về quần áo ở nhà, đồ thể thao (đặc biệt là Nike)… thậm chí tăng mạnh trở lại.


Nhìn chung, dịch Covid-19 dù chỉ vài tháng đã tạo ra những chu kỳ diễn biến phức tạp, sau tất cả ông GIANG nhấn mạnh dịch để lại những bài học lớn cho doanh nghiệp. Riêng mảng dệt may, có 5 bài học lớn được rút ra từ thách thức Covid-19, bao gồm:

(1) Bài học về nguồn cung của ngành dệt may Việt Nam.
(2) Bài học thứ hai về việc thích ứng sự thay đổi nhanh của thị trường về các dòng sản phẩm. Từ những đơn hàng truyền thống như sơ mi, veston… chuyển sang đồ mặc nhà, khẩu trang.
(3) Bài học về phương thức đàm phán, thay vì bay qua gặp trực tiếp thì chuyển sang trực tuyến.
(4) Cùng với đó, doanh nghiệp cũng đối mặt và giải quyết thách thức về đánh giá mức độ lao động, sản xuất online.
(5) Cuối cùng, bài học về việc thanh toán với ngành dệt may Việt Nam. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt đang thuê luật sư để có thể đòi lại tiền từ các người mua hàng lớn trên thế giới đã phá sản. Sau đại dịch, chúng ta có thể phải xem xét lại các phương thức trả chậm…

Đại diện VITAS cũng xác định ngành dệt may đến 2021 vẫn nằm trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Covid-19. Nếu có văcxin, dự kiến phải đến hết quý 3/2021 mới có thể quay lại trạng thái bình thường như năm 2019.


Đồng hành cùng diễn đàn còn có các diễn giả trong và ngoài nước: Bà Nguyễn Lan Anh – Giám đốc điều hành Endeavor Vietnam, Ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, Bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Phó chủ tịch Hiệp hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) Tổng Giám Đốc Công Ty TNHH Hải Nam, Ông Nguyễn Quốc Kỳ – Chủ tịch HĐQT và Nhà sáng lập Công ty Du lịch Vietravel. 

Tại diễn đàn, FORBES cũng đã tổ chức lễ vinh danh 50 công ty niêm yết có doanh thu tốt nhất Việt Nam 2020 với tổng lợi nhuận ghi nhận sau thuế của các công ty đạt 138.705 tỷ đồng, tăng 8.7% so với danh sách công bố năm 2019.

VITAS HCMC
» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.845
Khách
: 1.172
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Những kinh nghiệm của ngành Dệt May Việt Nam sau dịch COVID-19 Rating: 5 out of 10 135777.
Core Version: 1.8.0.0