Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Rà soát các hiệp định thương mại quan trọng - Kỳ III

01/08/2014 09:14 SA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đang ở những vòng đàm phán cuối cùng để có thể ký kết vào cuối năm nay. EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này, đặc biệt là nhóm hàng dệt may.

Kỳ III: EVFTA- Động lực cho hàng dệt may vào EU

Cơ hội mở rộng thị phần

EU là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng với trên 500 triệu dân, là thị trường “chịu chi” cho mua sắm hàng may mặc, chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may toàn cầu. Theo đánh giá, EU là thị trường có sự đa dạng trong tiêu thụ sản phẩm dệt may. Chi phí của người dân EU dành cho mua sắm hàng may mặc rất cao. Hiện nay, Đức dẫn đầu EU về thị phần tiêu thụ hàng dệt may trong khối với 18,5%, Italia chiếm 17,4%, Anh 16%, Pháp 12,7%, Tây Ban Nha 6,2%…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định: EU là thị trường có nhu cầu về hàng dệt may lớn nhất thế giới, nhu cầu nhập khẩu lên tới 234 tỷ USD. Đây là thị trường đầy tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam, trong khi đó, năm 2013, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang EU 2,3 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU gần 1,49 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước.

Có thể thấy, hiện nay tỷ lệ hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU so với nhu cầu thị trường vẫn còn thấp. Vì vậy, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, EVFTA dự kiến được ký kết vào cuối năm nay sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU bởi khi đó, thuế suất hàng dệt may sẽ giảm xuống 0% (hiện tại tới 11,7%).

Bên cạnh đó, EVFTA sẽ là cơ hội để ngành dệt may tái cấu trúc và tăng cường chủ động về nguồn nguyên liệu để thu hút đầu tư và nâng cao giá trị gia tăng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Trả lời báo chí sau buổi tiếp ông Jean Francois Limantour- Chủ tịch Liên minh EU- Việt Nam- tại Hà Nội mới đây, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, mặc dù hiện nay năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đang đứng ở top 5 trên thế giới nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải có sự chuẩn bị để nâng cao hơn nữa năng lực và tranh thủ nắm bắt cơ hội. Hơn thế, tham gia EVFTA, ngành dệt may cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ và các tiêu chuẩn của thị trường. Đồng thời, việc thu hút đầu tư của ngành dệt may cũng phải đối mặt với các thách thức về môi trường, nguồn nước, thiếu hụt lao động tay nghề cao và các nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Franz Jessen cho rằng, khi EVFTA được ký kết và có hiệu lực, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may, sẽ có nhiều cơ hội để tiến xa hơn tại thị trường EU. Nhưng để nắm bắt tốt cơ hội, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới việc nâng cao giá trị hàng hóa, đa dạng hơn mẫu mã sản phẩm và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để nâng cao khả năng cạnh tranh.

So với các thị trường tiêu thụ khác, EU có sự phân tán trên nhiều quốc gia nên xuất khẩu vào EU sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Nhu cầu tiêu dùng từng dòng sản phẩm nam, nữ, trẻ em ở mỗi quốc gia cũng có khác biệt lớn. Đơn hàng EU nhỏ. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu, có chiến lược ưu tiên từng dòng sản phẩm cho từng thị trường.

Thứ trưởng Hồ thị Kim Thoa:

Để đón đầu cơ hội từ EVFTA, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực trong đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, phát triển nguồn nhiên liệu...

Theo: Báo Công thương

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.814
Khách
: 1.141
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Rà soát các hiệp định thương mại quan trọng - Kỳ III Rating: 5 out of 10 51675.
Core Version: 1.8.0.0