Ra mắt Ban chấp hành Chi hội Tp.HCM
Phát biểu tại cuộc họp, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm toàn ngành xuất khẩu được 9,7 tỷ, so với cùng kỳ tăng 9%. Các mặt hàng XK chủ yếu: Sản phẩm may mặc, sợi, phụ liệu may & da giày, vải địa kỹ thuật… Đồng thời, Ông Giang cũng nhấn mạnh đến những thách thức đối với ngành dệt may VN. Đó là:
- Tỷ trọng XK của các DN VN ngày càng giảm, các DN FDI phát triển nhanh. Riêng 2014, đầu tư FDI vào VN là 2 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2015 đầu tư nước ngoài vào VN là 750 triệu USD. Các nền kinh tế đầu tư lớn vào VN: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaisia, Ấn Độ, Nga (trong 2 năm qua Nga đã đầu tư mạnh vào VN), EU, Mỹ. Nguyên nhân: Chính phủ Trung Quốc quản ký chặt chẽ về môi trường, giá nhân công của Trung Quốc cao. Đối với VN: hiện Chính phủ đang đàm phán tích cực về TPP, FTA - tạo động lực cho đầu tư nước ngoài.
- Xu hướng tại VN: Hiện đang diễn ra hiện tượng mua, bán, sáp nhập DN tương đối nhiều, nhất là các DN có quy mô trung bình. Có trào lưu các DN VN được xây dựng xong và bán cho nước ngoài.
- Về nguồn nhân lực: các DN nước FDI trả lương cao nên thu hút nhiều nguồn nhân lực, trong khi các DN VN lại chưa có chiến lược liên kết.
Chi hội Dệt May TP. HCM qua 5 tháng đầu năm phát triển được 4 hội viên mới, nâng tổng số hội viên của Chi hội lên 114. Báo cáo của Chi hội Dệt May TP. HCM cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, các DN hội viên tiếp tục duy trì sản xuất và xuất khẩu, giữ vững nhịp độ phát triển, đảm bảo đời sống người lao động, không để xảy ra tình trạng đình công; nhiều DN đang đẩy nhanh các dự án đầu tư để chuẩn bị khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết (TPP, FTA …).
Ban chấp hành Chi hội cũng xác định những phương hướng hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2015. Đó là:
- Về chế độ chính sách: các DN đề xuất, phản ánh cho Hiệp hội những liên quan đến thủ tục thương mại, XNK, tiền lương, thu nhập của NLĐ, các vấn đề về TPP, FTA … để Hiệp hội tư vấn với Chính phủ cũng như đề xuất trong các cuộc họp của các tổ chức liên quan (Liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam, Hội đồng tiền lương quốc gia, Đoàn đàm phán TPP, FTA…)
- Về ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành. các DN đề xuất với Hiệp hội một số nội dung về xây dựng thang, bảng lương, về tăng mức ăn ca, về thu nhập tối thiểu... để Hiệp hội và Công đoàn Dệt May chuẩn bị ký bổ sung, sửa đổi về Thỏa ước lao động tập thể ngành.
- Các chương trình XTTM của Hiệp hội: các DN xem xét để tham gia: Hội chợ “Sourcing at Magic” tại Las Vegas, Hoa Kỳ, Hội chợ “Apparel Sourcing” tại Paris, Pháp, Hội chợ Thời trang Quốc tế VIFF 2015 tại TP. HCM. Về Hội nghị Liên đoàn Thời trang Châu Á (AFF), các DN có thế mạnh về thời trang sẽ đăng ký để tham gia trình diễn thời trang.
- Về công tác thông tin: Các DN sẽ phối hợp với VP Hiệp hội cập nhật thông tin của đơn vị mình để đăng trên cuốn Danh bạ các DN dệt may 2015 (Directory).
- Về công tác tổ chức:
+ Chuẩn bị cho Đại hội Hiệp hội Dệt May VN vào cuối năm, các DN sẽ tham gia tích cực trong việc đóng góp vào các nội dung của Đại hội và cũng như ứng cử và đề cử người tham gia BCH khóa V.
+ Sẽ hình thành các nhóm DN theo chuyên ngành để có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo chuỗi liên kết trong đầu tư, cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. Dự kiến sẽ có các nhóm: Bông - Sợi, Dệt thoi, Dệt kim, Len, Nhuộm – hoàn tất, May – Thời trang…
Tại cuộc họp, các đại biểu đã hoan nghênh việc tổ chức gặp mặt, qua đó thu nhận được nhiều thông tin bổ ích, đồng thời cũng trao đổi, chia sẽ những khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm… của các DN. Nhiều đại biểu cũng mong muốn, việc tổ chức các nhóm sao cho thiết thực và hiệu quả.
Giao nhiệm vụ cho Chi hội Dệt May TP. HCM, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội nhấn mạnh, Chi hội dệt may TP.HCM cần phải đi đầu trong việc xây dựng chuỗi liên kết có tính hệ thống; tích cực tham gia giao lưu với các chi hôi khác để trao đổi thông tin, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng quỹ của chi hội để hoạt động, cần tham khảo, học tập mô hình của Chi hội Bình Dương. Về công tác đào tạo, Ông Giang yêu cầu, các Trường thuộc Vitas cần kết nối chặt chẽ với DN trong công tác đào tạo; cần nghiên cứu mô hình đào tạo của May Nhà Bè; mời các Khoa dệt, may, thời trang của trường ĐH trong khu vực cùng tham gia sinh hoạt để gắn kết và phối hợp.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Ông Nguyễn Đức Khiêm nêu rõ, sẽ xây dựng chương trình hoạt động của BCH theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Hiệp hội cũng như phương hướng hoạt động của Chi hội đã được các đại biểu tán thành. Đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị để tạo nên sức mạnh chung, xây dựng các nhóm chuyên ngành hoạt động trên cơ sở tự nguyện, thoải mái, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi thành viên.
Danh sách Ban chấp hành Chi hội Dệt May TP. HCM Ông Nguyễn Đức Khiêm - PTGĐ Vinatex, CT HĐQT/TGĐ TCT Việt Thắng CTCP - Chủ tịch Ông Nguyễn Thanh Bình - VPĐD Vitas tại TP. HCM - Phó CT Ông Trịnh Viết Cẩm - CT HĐQT Công ty TM Cẩm Lệ - UV Ông Hoàng Cường - TGĐ Công ty TNHH MTV DK Đông Phương - UV Bà Nguyễn Thị Điền - TGĐ Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước - UV Bà Phan Thị Huệ - CT HĐQT Công ty CP Dệt May ĐT TM Thành Công - UV Ông Nguyễn Văn Hùng - TGĐ Tổng Công ty 28 - UV Ông Ngô Trung Kiên - TGĐ Công ty May Sài Gòn 2 - UV Ông Cao Xuân Minh - TGĐ Công ty Dệt May 7 - UV Ông Bùi Văn Tiến - TGĐ Tổng Công ty CP May Việt Tiến - UV Ông Phạm Xuân Trình - TGĐ Tổng Công ty CP Phong Phú - UV
|
Nguyễn Bình - Vitas