Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Dịch COVID-19 gây khó khăn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuyển mình

04/03/2020 10:09 SA
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu và khó khăn trong khâu giao nhận hàng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có buổi trao đổi với ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Phóng viên: Trong bối cảnh dịch, đối với ngành dệt may nguồn nguyên liệu đặc biệt quan trọng, phần lớn nguồn nguyên nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm tới 70-90%. Theo ông trong thời gian này, ngành dệt may đã đang cơ cấu và tổ chức sản xuất như thế nào để đối phó với tình trạng nguyên liệu đang gặp khó khăn như hiện nay.

Ông Vũ Đức Giang: Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu không riêng gì ngành dệt may Việt Nam. Đối với ngành dệt may VN có 5 yếu tố tác động đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp ngành.

Thứ nhất, hiện nay chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc sợi, dệt, vải chiếm 55-60%. Ngoài Trung Quốc chúng ta có thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Thái Lan…

Thứ hai, việc nguồn nguyên liệu bị gián đoạn trong thời gian vừa qua từ tháng 1-2 có ảnh hưởng đến khoảng 20-30% năng lực sản xuất tùy từng doanh nghiệp. Đây là biến cố nặng nề đối với các ngành công nghiệp trong đó có dệt may. Dệt may là ngành liên quan đến các sản phẩm thời trang, phải phù hợp với thời vụ, do vậy ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng cho các nhà mua lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.

Thứ ba, dịch làm phá vỡ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Việc xoay chuyển sang thị trường thứ ba ngoài trung Quốc không phải 1 sớm 1 chiều, các sản phẩm về vải các loại liên quan đến màu sắc, chất liệu, thông số… có những cái có thể thay thế và có những cái không thể thay thế. Việc bố trí dây chuyền sản xuất, bố trí năng lực là bài toán nan giải cho doanh nghiệp.

Thứ tư, nguyên phụ liệu chỉ có thể lấy về khi hết dịch, khi đó sẽ khiến các doanh nghiệp của chúng ta rất áp lực về thời gian giao hàng.

Thứ năm, doanh nghiệp dù không có việc làm nhưng vẫn phải trả chi phí nhất định cho người lao động để giữ lao động. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, đây sẽ là chi phí lớn cho doanh nghiệp.

Theo ông, với những ảnh hưởng như thế, ngành dệt may có những cơ cấu nào khác để chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Hiệp hội dệt may đã có những khuyến cáo đối với các doanh nghiệp dệt may trong thời gian vừa qua.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động sắp xếp lại, cơ cấu lại kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Thứ hai, khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội thay thế cho nhiệm vụ trung và dài hạn, tìm kiếm thị trường ngoài Trung Quốc trong thời gian tới.

Thứ ba, trong điều kiện hiện nay, khuyến cáo các doanh nghiệp tìm các giải pháp, nguồn nguyên liệu hiện có để sản xuất các sản phẩm nhu cầu xã hội đang cần như khẩu trang, thời trang trong nước. Chúng tôi cho rằng Chính Phủ nên có hướng để đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp chủ động sản xuất khẩu trang phục vụ cho nhu cầu xã hội, chủ động tìm kiếm đơn hàng khẩu trang xuất khẩu sang thị trường các nước.

Thứ tư, trong thời gian tới, chúng ta cần kết cấu lại các mặt hàng mục tiêu cho phù hợp với sự thay đổi cửa cơ cấu thị trường. Sau dịch này sức mua của toàn cầu sẽ giảm do nền kinh tế giảm, nhu cầu mua sắm sản phẩm xa xỉ, may mặc giảm. Do đó các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm cơ hội.

Thưa ông để đón đầu làn sóng EVFTA, hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào khâu sợi, dệt nhuộm ở Việt Nam như thế nào để chúng ta có thể sử dụng những nguồn nguyên liệu đó trong nước phù hợp với những cam kết của FTA đối với ngành dệt may.

Dịch COVID-19 cũng có những khó khăn cho ngành dệt may VN nhưng ngược lại cũng có những cơ hội nhất định cho ngành và là một thách thức cho ngành, tạo thách thức cho ngành phải thay đổi. Cơ hội của các Hiệp định thương mại là cực kỳ lớn nhưng để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ mong muốn thì cần phải có vai trò của ngành và Chính phủ.

Để cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững và chủ động được nguồn cung thiếu hụt thì Chính phủ nên sớm hoạch định chiến lược quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may mà Bộ Công Thương đang có đề án trình Chính phủ giai đoạn 2035-2040, từ đó hoạch định các địa phương quy hoạch các KCN đảm bảo tiêu chuẩn môi trường để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào phần cung thiếu hụt. Nếu chúng ta chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc thì chúng ta không thể có lợi ích từ các Hiệp định thương mại. Chúng ta có thể nhập từ Hàn Quốc nhưng Hàn Quốc không phải là nước sản xuất dệt may lớn. Do vậy Chính phủ cần sớm hoạch định chiến lược các KCN 3 vùng trọng điểm của đất nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng chuỗi liên kết nguồn cung thiếu hụt, chấp nhận mức giá cao hơn để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất trung hạn.

Chính phủ nên ban hành Nghị định, hướng dẫn về các cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm, đặc biệt là các KCN xử lý nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Phải có cơ chế chính sách về vốn, thuế cho các doanh nghiệp đầu tư.

Cần có tầm nhìn chiến lược từ Chính phủ đến các địa phương, gắn kết với nền kinh tế của cả nước, tạo ra cơ chế cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Các địa phương cần chia sẻ thấu hiểu những lợi ích từ hiệp định thương mại, nếu chúng ta không đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt thì sẽ không thể lấy được lợi ích gì từ các Hiệp định thương mại.

Xin cảm ơn ông.

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.765
Khách
: 1.092
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0