Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Chủ tịch VITAS làm việc với nhóm Tài nguyên nước 2030 của Ngân hàng Thế giới tại TP. HCM

05/03/2019 03:32 CH

Ngày 04/03/2019 tại Văn phòng VITAS TP. HCM, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã làm việc với Nhóm Tài nguyên nước 2030 (2030 WRG) của Ngân hàng Thế giới (WB) do Bà Karin Maria Krchnak – Phụ trách Chương trình của 2030 WRG dẫn đầu. Cùng dự buổi làm việc về phía VITAS có Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó TTK kiêm Trưởng VP VITAS TP. HCM.

Dệt may là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và cũng là môt trong những ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nước, đặc biệt là trong công đoạn xử lý vải, nhuộm. Dù các DN đều nhận thức được những thách thức đang đặt ra cho ngành nhưng việc đầu tư cho quá trình xử lý nước thải vẫn còn hạn chế, các nhà máy - khu công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về xả thải nước do nhiều nguyên nhân khác nhau như không đủ nguồn tài chính đầu tư, thiếu  các thiết bị công nghệ xử lý nước thải hiện đại…

 

Trao đổi tại buổi làm việc, Ông Vũ Đức Giang đã khái quát những định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, nêu những khó khăn mà các các DN đang gặp phải. Đó là thiếu nguồn tài chính. Chính phủ VN không có nguồn để hỗ trợ cho DN mà tự thân VITAS và DN phải tự tìm nguồn tài chính để xanh hóa ngành dệt may. Tiếp theo là thiếu những công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải. Các đơn vị dệt may đang phải đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nước, xử lý nước, tái sử dụng nguồn nước quay lại. Trong mỗi công đoạn này cũng đang tồn tại nhiều những bất cập mà DN đang phải chịu đựng do nhiều những quy định của pháp luật đã không còn phù hợp với thực tiễn. Về các giải pháp, ông Giang cho biết, VITAS đang đề xuất với Chính phủ cho quy hoạch những KCN dệt may tập trung quy mô lớn, có hệ thống xử lý nước thải hiện đại phù hợp các tiêu chuẩn về môi trường và an sinh xã hội; thực hiện chuyển tải những yêu cầu của các người mua để đánh giá sự đáp ứng của người sản xuất với tiêu chuẩn môi trường…

 

Bà Karin Maria Krchnak cho biết, 2030 WRG được thành lập vào năm 2008 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thụy Sỹ và được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) chủ trì từ năm 2012. 2030WRG là sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự nhằm hỗ trợ các chính phủ thúc đẩy cải cách để đảm bảo quản lý tài nguyên nước bền vững cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế lâu dài của các quốc gia đối tác. Bà Karin Maria cho rằng, nếu không có sự phối hợp, chung tay cùng giải quyết của các bên tham gia thì sẽ không có hiệu quả. Theo các chuyên gia, bắt đầu làm việc tại Việt Nam từ năm 2016, 2030 WRG có mục tiêu thúc đẩy các cải cách ngành nước ở Việt Nam thông qua đảm bảo an ninh nước hướng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn, đáp ứng các nhu cầu về môi trường và dân sinh và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.  2030 WRG tiến hành đánh giá tổng quan về ngành nước của Việt Nam nhằm xác định các giải pháp cắt giảm nhu cầu nước để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Các chuyên gia của 2030 WRG đã có đề xuất VITAS sẽ là 1 trong các đơn vị tiếp nhận nguồn vốn 100.000 $ để thực hiện chương trình.

 

Qua trao đổi, Ông Giang đề nghị: 2030 WRG của WB cùng với VITAS và một số nhãn hàng có văn bản kiến nghị với Chính phủ Việt Nam về một số vướng mắc như: Tạo hành lang pháp lý cho DN khi thu hồi nguồn nước mưa, hỗ trợ tài chính để tái tạo nguồn nước, đề nghị về những chính sách môi trường tại các KCN dệt may tập trung, có những chứng nhận đánh giá cho KCN cũng như có những đánh giá cho các DN tham gia vào chương trình; Nhóm công tác WB hỗ trợ nguồn tài chính để VITAS tổ chức hội thảo giúp DN có tầm nhìn, giải pháp về sử dụng nguồn nước bền vững. Về thời gian, Chủ tịch VITAS đề nghị 2 bên phối hợp để triển khai tổ chức hội thảo sớm cho các DN. 2030 WRG đề nghị VITAS có văn bản với các nội dung cụ thể để gửi cho nhóm công tác.

Bài và ảnh: Nguyễn Bình
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.829
Khách
: 1.156
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0