Dự buổi gặp mặt về phía Ấn Độ có Dr. K. Srikar Reddy – Tổng lãnh sự Ấn Độ, Ông Jeevan Kandpal – Lãnh sự & Chánh Văn phòng Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ, đại diện 19 công ty Ấn Độ tham gia SAIGONTEX 2018. Về phía Việt Nam có Ông Trần Ngọc Liêm – Phó GĐ Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) – Chi nhánh TP. HCM, Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch/ TTK Hiệp hội Dệt May VN (VITAS), Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó TTK VITAS, Ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP. HCM (AGTEK), đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, VCOSA, HAWEE cùng nhiều đại biểu của các doanh nghiệp của Việt Nam.
Dr. K. Srikar Reddy – Tổng lãnh sự Ấn Độ phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc, Dr. K. Srikar Reddy – Tổng lãnh sự Ấn Độ cho biết, Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng đông của Ấn Độ. Các mối quan hệ song phương giữa 2 nước được dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và tin cậy sâu sắc, hội tụ những quan điểm trên các vấn đề quốc tế và khu vực. Ngành dệt may Việt Nam xác định mục tiêu xuất khẩu 36 tỷ UD$ trong năm nay và 50 tỷ US$ vào năm 2020. Như vậy sẽ có nhiều tiềm năng giao thương trong lĩnh vực dệt may giữa 2 nước. Ấn Độ là một trong số các nhà cung cấp nguyên liệu, vải, máy móc chất lượng cao với giá cả cạnh tranh trên thế giới. Ngành dệt may đã được xác định là một lĩnh vực ưu tiên trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước. Các doanh nghiệp Ấn Độ muốn cùng phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam để phát triển những thế mạnh bổ sung và mạng lưới kinh doanh vì lợi ích của ngành dệt may hai nước.
Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch/ TTK VITAS phát biểu
Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch/ TTK VITAS cho rằng, hợp tác với Ấn Độ là một trong những định hướng của ngành dệt may Việt Nam. Hai bên vẫn còn nhiều dư địa để có thể hợp tác. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn yếu về công nghệ, ở khâu dệt, nhuộm, hoàn tất vải, sản xuất phụ liệu và thiết kế. Các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tìm hiểu về các khâu còn yếu của dệt may Việt Nam để đầu tư, phối hợp nhằm phát huy những thế mạnh của nhau và bù đắp vào những chỗ còn thiếu hụt trong chuỗi cung ứng sao cho có lợi nhất.
Ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch AGTEK phát biểu
Ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch AGTEK chia sẻ, sự giao lưu, hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ ngày càng phát triển, đặc biệt là trong ngành dệt may. Hia bên đã thấy những điểm yếu và điểm mạnh của nhau. Doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều nố lực, nhưng sự tăng trưởng về nguyên phụ liệu còn thấp. Khi các FTA đến, doanh nghiệp Việt Nam không trách khỏi những khó khăn. Hợp tác với doanh nghiệp Ấn Độ sẽ góp phần hỗ trợ choc ac doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển nhanh hơn. Ông Hồng đề nghị phía doanh nghiệp Ấn Độ nghiên cứ đầu tư thêm về sản xuất sợi, dệt , nhuộm tại Việt Nam và mong muốn sự hợp tác hỗ trợ giữa doanh nghiệp hai nước được thực hiện nhanh hơn, mạnh hơn.
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt
Đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam trong buổi gặp mặt đã tìm hiểu, trao đổi về thông tin, năng lực của công ty mình và các công ty đối tác. Các đại biểu đều hoan nghênh và đánh giá cao việc tổ chức buổi gặp mặt B2B của Tổng lãnh sự quán Ấn Độ và coi đây là cơ hội thuận lợi để chia sẻ, giới thiệu về những điểm mạnh và chưa mạnh của doanh nghiệp dệt may hai nước, trao đổi những giải pháp để bổ sung cho nhau, đẩy mạnh kết nối, giao thương nhằm góp phần vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ.
Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:
Bài và ảnh: Nguyễn Bình - VITAS