Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 11/11/2024

Đăng ký nhận tin

Liên kết quản lý để phát triển bền vững chuỗi cung ứng dệt may

18/12/2023 02:18 CH
Ngày 15/12/2022, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức hội thảo quốc tế "Liên kết quản lý để phát triển bền vững chuỗi cung ứng dệt may" tại KS Melia, Hà Nội.

Qua các báo cáo, tham luận tại hội thảo, có thể thấy gành dệt may toàn cầu cũng đang chứng kiến sự thay đổi rõ rệt hướng tới chuỗi cung ứng bền vững hơn; trong đó, nhà phân phối, bán lẻ và thương hiệu toàn cầu đang ngày càng xem tính bền vững là cốt lõi đối với hoạt động kinh doanh của họ và yêu cầu nhà cung cấp, đơn vị sản xuất đảm bảo duy trì tuân thủ quy định của nhãn hàng.

Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam ước đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, Ngành dệt may Việt Nam đang xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Việt Nam cũng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2024 đạt 44 tỷ USD.

Do đó, ngành dệt may cần chuyển đổi thành chuỗi giá trị hiệu quả và bền vững thông qua nhiều sáng kiến, quy định mới để thúc đẩy tính bền vững và tuần hoàn. Đây cũng là một trong những thách thức lớn nhằm đạt được tổng hóa học xanh cũng như đáp ứng những đòi hỏi công nghệ đổi mới - năng lượng thấp, công nghệ nhuộm vải không dùng nước, giải pháp tái chế chất thải...

Một số hình ảnh tại Hội thảo:


Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS có bài phát biểu khai mạc Hội thảo. Ông nhấn mạnh vai trò của các tổ chức Quốc tế như CNV, FairWear Foundation, IDH, WWF, WRAP, v.v... trong việc đồng hành cùng ngành dệt may Việt nam hướng tới phát triển chuỗi cung ứng bền vững.


Ngài Kees Van Baar, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam tiếp lời ông Vũ Đức Giang có bài khai mạc hội thảo. Ngài Đại sứ thể hiện niềm tự hào khi rất nhiều tổ chức, dự án đến từ Hà Lan đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành dệt may.



Ông Harrison Schaumann, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty Oritain có bài tham luận về “Truy soát nguồn gốc bông theo phương pháp khoa học”


Ông Gerwin Leppink, Đại diện tổ chức WRAP tại châu Âu chia sẻ hiểu thêm về những sức ép, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải với việc đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội.\


Đại diện của FairWear Foundation, bà Dương Thị Việt Anh có bài tham luận với nội dung “Hợp đồng mua hàng có trách nhiệm”, mang đến góc nhìn về trách nhiệm xã hội của khách hàng khi dặt hàng, làm hợp đồng với các nhà máy, cơ sở sản xuất

 
Bà Hoàng Thanh Nga, quản lý chương trình xanh hóa ngành dệt may WWF Việt Nam có bài tham luận về tình hình phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam


Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Quản lý Chương trình cấp cao, Chương trình Dệt may & Sản xuất thuộc tổ chức IDH với chủ đề Công khai minh bạch thông tin môi trường – Trách nhiệm và Lợi ích của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.


Phiên tọa đàm với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Bình - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Hoàng Văn Tâm, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cùng các diễn giả, đại diện nhãn hàng.







Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.386.521
Khách
: 2.150
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0