Làm thế nào để khai thác tốt nhất một năm đầy thử thách cho ngành dệt may Việt Nam? Mặc dù những tác hại lâu dài của COVID đối với ngành công nghiệp này có thể sẽ phải mất nhiều năm mới đo đạc được, nhưng một điều chúng ta có thể làm ngay bây giờ là tập trung sự chú ý của toàn ngành vào tính bền vững.
Làn sóng ủng hộ thời trang bền vững và nói KHÔNG với các nhãn hàng “thời trang nhanh” đang trở thành xu hướng của thế hệ tiêu dùng tiếp theo, đặc biệt là thế hệ Z và Millennials. Chính vì thế, việc nhanh chóng dự đoán thị trường và tiến hành một loạt cải cách đột phá về nguyên vật liệu, đang được rất nhiều nhãn hàng lớn nhỏ lên kế hoạch và thực hiện ráo riết nhằm nhanh chóng thích nghi với xu hướng mới của thị trường. Và dệt may Việt Nam không nằm ngoài làn sóng ấy.
Dệt May Bền Vững góp phần xây dựng và phát triển “Xanh hoá ngành dệt may Việt Nam” phù hợp với chính sách và đường lối chỉ đạo của Nhà nước.
Để đạt được điều này, chúng tôi luôn theo dõi tiến trình nỗ lực tìm nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững hơn của ngành dệt may, giày dép và dệt gia dụng của toàn cầu theo các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (Sustainable Development Goals - SDGs) và quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
Dệt may Bền vững chính là nút giao trong toàn bộ tiến trình này, nhằm kết nối tất cả mọi người trong lĩnh vực dệt may, để nhanh chóng đưa bền vững trở thành xu hướng phát triển cũng như mục tiêu hướng đến của toàn bộ ngành công nghiệp; và đóng góp vào việc phục hồi và gìn giữ các giá trị liên quan đến môi trường và đời sống của mỗi con người.
Để đăng ký hoặc tìm hiểu thêm, hãy liên hệ chúng tôi qua địa chỉ sau:
- Email: sts@vitas.com.vn
- Điện thoại: 08 1887 2887
- Văn phòng: lầu 4, số 10 Nguyễn Huệ, Quận 1, HCM.
Chúng tôi vô cùng cảm kích nếu nhận được ý kiến đóng góp của Quý vị để Tạp chí ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!