Tổng Cục Thống kê vừa công bố Chỉ số giá (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 5/2014.
Theo đó:CPI tháng 5 đã tăng 0,2% so với tháng trước. Đây là tháng tăng thứ 2 liên tiếp của chỉ số giá tiêu dùng sau khi giảm sâu vào tháng 3/2014. Với kết quả này CPI cả nước tháng 5 chỉ tăng 1,08% so với tháng 12/2013, tăng 4,72% so với tháng 5/2013.
Ngoại trừ lương thực và bưu chính viễn thông bị giảm, các nhóm, mặt hàng còn lại có CPI tăng so với tháng trước, hoặc đứng giá (dịch vụ giáo dục). Trong 4 nhóm mặt hàng chính có chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng 4/2014 là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,17%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,43%); Giao thông (tăng 0,36%); Bưu chính viễn thông (giảm 0,03%).
Các nhóm hàng còn lại chỉ số giá tăng không quá 0,26% so với tháng trước. Trước đó, 2 thành phố lớn nhất cả nước đã công bố CPI với mức giảm khá với Hà Nội giảm 0,07% và TP.HCM tăng 0,36% so với tháng 4/104.
Nửa đầu tháng 5 chính thức nhập siêu 996 triệu USD
Tổng Cục Hải quan Việt Nam vừa công bố Báo cáo sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 5/2014 (kỳ 1 tháng 5).
Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 5 đạt gần 12 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 5,1 tỷ USD và nhập khẩu đạt gần 6,1 tỷ USD.
So với nửa cuối tháng 4, xuất khẩu nửa đầu tháng 5 giảm 29,9%, tương đương giảm 1,17 tỷ USD; nhập khẩu tăng 2,3%. Tuy nhiên so với nửa đầu tháng 4, nửa đầu tháng 5 giá trị xuất khẩu giảm 11,5%, nhập khẩu giảm 4,4%. Xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 5/2014 cũng giảm nhẹ (-2%) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 5 giảm khá so với kỳ 1,2 tháng 4/2014 và so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, thặng dư thương mại đến hết ngày 15/05/2014 của Việt Nam chỉ còn hơn 928 triệu USD.
Cả nước xuất siêu 1,7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 5 và ước tính 5 tháng đầu năm 2014.
Theo đó, trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 12 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 8,2 tỷ USD, chiếm chiếm 68,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu cả nước ước đạt 12,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 46% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 58, 5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 56,8 tỷ USD, tăng lần lượt 15,4% và 9,6% so cùng kỳ năm 2013.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Mỹ đạt gần 14 tỷ USD
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thuộc châu Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 18 tỷ USD, tăng xấp xỉ 19% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo đó, Việt Nam vẫn là nước xuất siêu sang thị trường này với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 13,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt trên 4,6 tỷ USD, tăng lần lượt 20% và 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường Mỹ chiếm tới 76,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Mỹ.
Tiếp sau Mỹ là các quốc gia Brazil đạt gần 1,1 tỷ USD tăng 51%, Canada đạt gần 903 triệu USD, tăng 23%, Argentina đạt gần 530 triệu USD, tăng 10% và Mehico đạt gần 473 triệu USD, tăng 32%.
HSBC: Thu nhập quốc dân Việt Nam tăng 10% khi vào TPP
Báo cáo của HSBC cho biết kim ngạch xuất khẩu dệt may, quần áo và giày dép sẽ hưởng lợi lớn nhất khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô có tiêu đề “Sản xuất tại Việt Nam: Phá vỡ những rào cản để giao thương” mới được ngân hàng HSBC công bố, cơ quan này đánh giá nếu Việt Nam hoàn tất đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kim ngạch xuất khẩu dệt may, quần áo và giày dép sẽ gia tăng đáng kể (tăng lần lượt 13% và 52% đến năm 2025).
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang bị Mỹ áp thuế xuất khẩu tương đối cao, từ mức 4,5% đến 14% cho hàng may mặc và 10,4% cho hàng giày dép. Nhưng khi đạt được thỏa thuận TPP, thuế nhập khẩu của Mỹ với các sản phẩm của Việt Nam sẽ giảm. Từ đó, các chuyên gia của HSBC dự báo đạt được thỏa thuận TPP có thể giúp thu nhập quốc dân của Việt Nam (GNI), bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cộng với thu nhập nhận được từ nước ngoài tăng thêm 2% vào năm 2015 và tăng khoảng 10% đến năm 2020.
Mỗi người Việt đang gánh 900 USD nợ công
Trên đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist, nợ công của Việt Nam tới sáng ngày 21/05 là 81,4 tỷ USD, tăng 11 % so với năm ngoái. Trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 900,13 USD nợ, chiếm 47,8 % GDP. Theo thang đánh giá, nợ công Việt Nam vẫn ở mức trung bình.
Cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam là 17,4 tỷ USD, bình quân 211 USD mỗi người. Như vậy, chỉ trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4.
Nếu năm 2004, mỗi người Việt Nam chỉ gánh 211 USD nợ thì nay đã tăng hơn gấp 4, theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist.
Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia có tổng nợ lớn thứ hai với trên 1.614 tỷ USD, theo sau là Ấn Độ với khoảng 1.258 tỷ USD. Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là Ai Cập với 249 tỷ USD.
Nguồn: Cafef