Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

VITAS đề xuất thêm một số điểm trong dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi 2019

13/08/2019 01:11 CH
Sau khi gửi văn bản kiến nghị về thời giời làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm trong dự thảo sửa đổi Bộ Luật lao động, Hiệp hội Dệt May Việt Nam tiếp tục gửi kiến nghị tới Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và xã hội về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tiền lương tối thiểu...                           
Theo đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị:

1. Về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu

Từ giác độ ngành dệt may, Hiệp hội cho rằng việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đưa vào quy định trong Dự thảo sửa đổi BLLĐ lần này chưa phải thời điểm thích hợp, vì:

- Việt Nam vẫn còn đang trong thời kỳ “dân số vàng”, khả năng còn kéo dài đến năm 2035.

- Lao động làm việc trong bộ máy hành chính sự nghiệp hiện đang dư thừa, nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ duy trì một bộ máy kém hiệu quả.

- Hiện tại đang có khoảng 220.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.

- Cơ cấu công, nông nghiệp, dịch vụ đang chưa cân đối.

- Tuổi thọ người Việt hiện nay cao chủ yếu do tiến bộ về y tế và không đồng nghĩa với khả năng làm việc khi tuổi cao, đặc biệt với các ngành dệt, may, da giày cần nhanh tay, nhanh mắt, nhanh chân, NLĐ phải ra khỏi dây chuyền rất sớm.  Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm tỷ lệ hưởng lương hưu, do mỗi năm về hưu trước tuổi phải trừ 2%. Như vậy, sẽ hình thành một tầng lớp người dân có thu nhập rất thấp là những người hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi.

Do đó đề nghị:

- Thời điểm tăng tuổi nghỉ hưu khi Việt Nam kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng", Việt Nam trở thành nước công nghiệp và các cơ quan Nhà nước khu vực HCSN đã tiến hành tinh giản bộ máy đến mức hợp lý.

- Khi tăng tuổi nghỉ hưu nên tăng cho khu vự hành chính sự nghiệp trước, khu vực sản xuất cần có độ trễ có thể từ 5 – 10 năm.

2. Về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

- Quy định “được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện công việc của tổ chức đại diện NLĐ mà vẫn được NSDLĐ trả lương đối với tổ chức có dưới 100 đoàn viên, tối thiểu 24 giờ; DN có dưới 5.000 đoàn viên được tăng thêm 24 giờ cho mỗi 100 đoàn viên và DN có từ 5.000 đoàn viên trở lên thì được công thêm 24 giờ cho mỗi 500 đoàn viên tăng thêm” là quá nhiều. Chỉ nên quy định tối đa ½ số giờ quy định trên.

- Trong thời gian tới khả năng sẽ có nhiều tổ chức đại diện NLĐ trong DN, việc phân chia số giờ trên cũng như kinh phí công đoàn (2%) cũng sẽ phức tạp dễ dẫn đến tranh chấp giữa các tổ chức này và gây mất ổn định trong DN. Đề nghị cần phải quy định cụ thể thêm.

3. Chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ (Đ. 29):

Cần bổ sung điểm c "Do nhu cầu sản xuất" vào khoản 2. Đ. 29, vì hiện nay rất nhiều Tổng công ty có Công ty con ở các địa điểm khác nhau và có nhu cầu điều chuyển lao động trong phạm vi TCTy trong thời hạn 60 ngày.

4. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Đ. 35). Đề nghị, lựa chọn phương án 2, nghĩa là giữ như quy định hiện hành (có lý do + thời hạn báo trước), vì nếu không cần lý do thì sẽ gây biến động lao động rất lớn, DN không thể kiểm soát được, ảnh hưởng đến thực hiện đơn hàng. Ngoài ra, việc này cũng chỉ áp dụng đối với NLĐ làm việc có thời hạn, còn NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì quy định hiện hành vẫn chỉ cần đảm bảo thời hạn báo trước mà không cần có lý do.

5) Hợp đồng cho thuê lại lao động (Mục 5, Đ 52 – 57), đề nghị mở rộng ra các ngành nghề như dệt may, da giày…, vì rất nhiều DN ký được HĐLĐ nhưng tạm thời không đủ lao động để thực hiện, ngược lại có nhiều DN có năng lực SX, lao động nhưng tạm thời thiếu đơn hàng nên dùng hình thức thuê lại lao động của nhau. Trong khi Đ. 53, K. 3 lại quy định "Mọi hoạt động cung ứng lao động có bản chất như cho thuê lại lao động… đều bị coi là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật"

6) Về chính sách đối với lao động nữ (không bố trí làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, LĐ nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại (dệt, may) chuyển làm công việc nhẹ hơn mà không giảm lương và các quyền lợi liên quan. Quy định này không khả thi đối với dệt may, vì điều kiện lao động của dệt may là điều kiện nặng nhọc, độc hại (lao động loại 4); nghỉ ngày hành kinh 30 phút => nên quy định theo hình thức khác, ví dụ hỗ trợ một khoản tiền nhất định cho lao động nữ trong độ tuổi, thay vì nghỉ 30 phút; nuôi con dưới 12 tháng tuổi 60 phút/ngày và được quyền lựa chọn TG nghỉ trong ngày => làm cho DN rất khó bố trí trí lao động, do cùng thời điểm ở các DN lớn có hàng trăm lao động nữ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nên có quy định nghỉ hoặc hỗ trợ bằng hình thức khác theo thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ.

7) Về tiền lương

Điều. 91 quy định là “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường”. Có nghĩa NSDLĐ trả cho NLĐ tối thiểu không thấp hơn mức quy định này. Tuy nhiên, hiện nay quy định trong Điều 7, Nghị định 49 "Mức lương khởi điểm (bậc 1" không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng…". Như vậy tiền lương tối thiểu sẽ được áp dụng như lương cơ bản trong hệ thống thang, bảng lương của DN và làm tăng các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn cho tất cả NLĐ trong DN khi mỗi lần Nhà nước tăng lương tối thiểu. Đề nghị quy định rõ thêm vấn đề này và bỏ quy định của Nghị định 49 nêu trên.

8) Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Nên quy định "Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm" thay vì từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

   9) Đề nghị bổ sung 1 Chương hoặc Điều về "Tổ chức đại diện NSDLĐ"

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.419
Khách
: 164
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0