Tính cạnh tranh của ngành may mặc của Trung Quốc sẽ giảm đi trong vài năm tới, do chi phí tăng, điều này dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu có thể chậm lại.
Chi phí tăng lên ở Trung Quốc đã ép rất nhiều nhãn hàng may mặc và các nhà bán lẻ phương Tây cắt việc mua hàng từ Trung Quốc và đưa hàng may mặc đi sản xuất ở nơi khác. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đang theo đuổi chính sách khuyến khích tăng trưởng thị trường hàng may mặc nội địa để lấp chỗ trống phát sinh do mất tính cạnh tranh.
Chi phí tăng ở Trung Quốc một phần là do chi phí nhiên liệu và chi phí chuyên chở đang tăng lên. Lương cũng tăng cao hơn so với nhiều quốc gia châu Á khác. Hơn nữa, chi phí lương còn có thể tăng thêm nữa do cam kết của chính phủ Trung Quốc tăng lương tổi thiểu trung bình 13% hàng năm trong giai đoạn 2011- 2015.
Có thể nhìn thấy các dấu hiệu sớm trong xu hướng nhập khẩu hàng may mặc của EU và Mỹ. Trong năm 2013, tỷ lệ của Trung Quốc trong nhập khẩu hàng may mặc của EU giảm từ 41.7% xuống 40.1% sau khi đã giảm mạnh một lần trong năm trước đó. Tỷ lệ trong nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ cũng giảm từ 37.8% xuống 37.2%.
Các công ty đang cắt giảm việc sản xuất hàng may mặc tại Trung Quốc đang di dời quá trình sản xuất sang các nước chi phí thấp khác- hầu hết ở châu Á.
Trên thực tế, tăng trưởng mạnh nhất tại thị trường EU trong năm 2013 là Băng La Đét, Campuchia và Pakistan, trong khi tăng trưởng mạnh nhất tại Mỹ là từ Băng La Đét, Sri Lanca và Việt Nam.
Tiềm năng tăng trưởng tại thị trường nội địa Trung Quốc là rất lớn bởi chi tiêu cho hàng may mặc tại Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp, năm 2012 là 290 USD tại thành thị và 63 USD tại vùng nông thôn, thấp hơn nhiều so với mức trung bình chừng 1,400 USD tại Đức, Anh và Mỹ.
Nếu tiêu dùng trên đầu người tại Trung Quốc lên tới mức 1,400 USD thì nhu cầu nội địa về hàng may mặc sẽ là 1,560 tỷ USD/ năm, lớn hơn mức hiện nay.
Con số này sẽ lớn hơn bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu, cụ thể bằng 9 lần xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc sang tất cả các thị trường trong năm 2013.
Do vậy không ngạc nhiên mà số lượng các nhãn hàng may mặc và các nhà bán lẻ phương Tây đang mở rộng hoạt động bán lẻ của họ tại Trung Quốc để tận dụng sự tăng vọt kỳ vọng về nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên một trong các cơ hội bán lẻ lớn nhất ở Trung Quốc lại nằm ở thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã mở rộng nhanh chóng ở nước này theo cách nó đã mở rộng ở thị trường phương Tây và Nhật Bản. Các cửa hàng trực tuyến đã được thành lập ở Trung Quốc bởi Burberry, Cherokee, Coach, Hugo Boss, Kering, Levi’s, Neiman Marcus, Uniqlo và Zara.
Nguồn Trung tâm Thông tin Thương Mại- Bộ Công Thương