Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Thời trang Việt trước nguy cơ gian lận xuất xứ “Made in Vietnam”

15/11/2019 08:48 SA
Gian lận ghi nhãn sản xuất không những gây hậu quả trực tiếp còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng, tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng đã phát hiện lượng lớn quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam. Mới đây, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và tạm giữ gần 4 tấn quần áo xuất xứ nước ngoài bị cắt mác gốc và gắn nhãn thương hiệu thời trang Việt Nam. Ước tính, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng. Đến thời điểm này, lực lượng chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức, tuy nhiên, đây không phải là lần đâu tiên, lực lượng chức năng phát hiện sản phẩm thời trang nhập khẩu giả mạo xuất xứ.

Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường TPHCM kiểm tra 19 gian hàng tại chợ Bến Thành và Trung tâm Saigon Square, tạm giữ gần 2.000 đồng hồ, túi xách, ví, khăn choàng, thắt lưng là hàng nhập lậu. Tại Hà Nội, Đội 17 thuộc Tổng cục Quản lý thị trường đã phát hiện và tạm giữ gần 4 tấn quần áo xuất xứ nước ngoài bị cắt mác gốc và gắn nhãn thương hiệu thời trang Việt Nam. Ước tính, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm bị cắt mác gốc và dán thương hiệu thời trang trong nước.

thoi trang viet truoc nguy co gian lan xuat xu "made in vietnam" hinh 1
Thời trang Việt trước nguy cơ gian lận xuất xứ “Made in Vietnam”. (Ảnh minh hoạ)

Theo ghi nhận của phóng viên VOV tại chợ Ninh Hiệp (Hà Nội) luôn có một lượng lớn mặt hàng quần áo thời trang, nhái các thương hiệu nổi tiếng, không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác được bày bán công khai. Tại đây, không khó để có thể tìm mua các ản phẩm thời trang gắn mắc thương hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas, Zara, Chanel… thậm chí có cả những thương hiệu của Việt Nam cũng bị làm nhái.

Tìm đến một số cửa hàng tại Chợ Ninh Hiệp, chúng tôi được biết, các cửa hàng này đều có nguồn hàng riêng, sản phẩm được may gia công tại nước ngoài rồi được mua về tự gắn mác hoặc được cung cấp bởi các xưởng may trong nước nhưng lại gắn mác nhái các thương hiệu trong nước.

“Mác thì do nhà nào làm thì đánh dấu nhà người ta thôi, không quan trọng là mác gì, không phải hàng công ty, bây giờ những mác này tràn lan trên thị trường, dáng hay kiểu cách thì không được băng nhưng bọn em đều chọn lọc hết” - một người bán hàng nói.

Nhập hàng từ nước ngoài, cắt mác, gắn tem thương hiệu trong nước... là thủ đoạn không mới nhưng rất khó kiểm soát. Thậm chí, có những doanh nghiệp gây dựng được thương hiệu uy tín, cũng sẵn sàng gian lận như vụ Khải silk. Do vậy việc gian lận xuất xứ hàng hóa, ngoài tác động giảm sút lòng tin của người tiêu dùng, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại sân nhà, mà quan trọng hơn, về lâu dài giá trị thương hiệu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, trong quá trình phát triển các thương hiệu nội địa, Tập đoàn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận xuất xứ đang bày bán tràn lan trên thị trường, điều này đã khiến doanh nghiệp trong nước rất khó cạnh tranh.

“Hàng nhái, giả, không chính hãng, gian lận xuất xứ là vấn nạn với doanh nghiệp chân chính, bằng cách sản xuất không qua yêu cầu về kỹ thuật, môi trường, không có đăng ký sở hữu trí tuệ, không có chính sách về thuế, yêu cầu về người lao động thì hàng giả, hàng nhái sẽ có ưu thế rất lớn về giá cả trên thị trường. Chúng tôi cũng tích cực đầu tư vào các công cụ chống hàng giả trên thị trường. Tuy nhiên, một mình doanh nghiệp không thể làm được, cần có sự đóng góp của cơ quan nhà nước, lực lượng quản lý thị trường để tích cực đấu tranh” - ông Trường nói.

Trên thực tế, hiện nay chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, nên người tiêu dùng không có căn cứ để phân biệt sản phẩm. Thật giả lẫn lộn, về lâu dài giá trị thương hiệu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, doanh nghiệp dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng chỉ có thể kiểm soát, báo cáo và chờ cơ quan chức năng giải quyết. Chính vì vậy, ngoài việc cơ quan quản lý phải có trách nhiệm hơn để đảm bảo uy tín của thương hiệu thì nhận thức người tiêu dùng cũng cần phải nâng cao hơn để nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

“Chúng ta phải rõ ràng minh bạch nguồn gốc dòng sản phẩm, xuất xứ này ở đâu, nguồn gốc phụ liệu ở đâu, sản xuất nhà máy nào, chứ không phải nhập khẩu ở nước khác về rồi đi mua, thao tác một số động tác rồi gắn mác vào.

Tôi cho rằng, đứng ở góc độ người tiêu dùng phải có trách nhiệm và biết phân biệt, tôi nghĩ người tiêu dùng cũng nên lưu trữ hóa đơn mua bán các sản phẩm. Sau này có hiện tượng gì thì chúng ta có thể khiếu nại được. Cuối cùng là với cơ quan quản lý thị trường như công an, hải quan phải làm tốt kiểm soát, cơ quan chức năng phải nắm bắt thông tin để vào cuộc xử lý thấu đáo. Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp trong nước” - ông Giang cho biết.

Việc gian lận ghi nhãn sản xuất không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam./.

Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.242
Khách
: 1.226
 
Thời trang Việt trước nguy cơ gian lận xuất xứ “Made in Vietnam” Rating: 5 out of 10 86381.
Core Version: 1.8.0.0