Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 24/07/2025

Đăng ký nhận tin

Phát biểu của lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam tại Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài” ngày 22/7/2025

23/07/2025 02:34 CH
Trong nhiều năm qua, công tác ngoại giao kinh tế đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, hiệu quả và đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành dệt may. Tham dự Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác Ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số giai đoạn tiếp theo”, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS đã phát biểu một số đề xuất.



6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành dệt may Việt Nam ước đạt 21,8 tỷ USD, tăng 10,6%, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12,7 tỷ USD, tăng 9,3%, xuất siêu 9,1 tỷ USD. Dự báo cả năm 2025 KNXK ước đạt 46 - 47 tỷ USD.

6 tháng cuối năm 2025 và thời gian tiếp theo các doanh nghiệp đối mặt với các thách thức như: Áp lực thuế đối ứng của Mỹ, do kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 40% tổng KNXK của ngành; Căng thẳng địa chính trị, Xung đột thương mại giữa các cường quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Các DN tập trung triển khai một số giải pháp chính để thích ứng như (i) Nâng cao nội lực thông qua đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ AI và robot trong thiết kế, phát triển mẫu và sản xuất, chuyển đổi kép, kinh doanh tuần hoàn… (ii) Đa dạng hóa thị trường, khách hàng, mặt hàng và nguồn cung NPL. Ngoài thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan ngành tập trung vào các thị trường tiềm năng như Trung Quốc (hàng giá trị cao), Canada, Nga, Anh, ASEAN... (iii) Tăng cường thu hút đầu tư: từ đầu tư FDI và DN trong nước, đặc biệt vào các KCN đạt chuẩn về môi trường. Phát triển NPL trong nước để chủ động nguồn cung và đáp ứng xuất xứ của FTA để hưởng lợi ích thuế quan; (iv) Phát triển thị trường nội địa và thương hiệu Việt; (v) Chuyển đổi nhanh phương thức sản xuất xuất khẩu từ CMT sang FOB, ODM, và OBM.

          VITAS đề nghị các cơ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ ngành dệt may một số nội dung:

1)    Ngành dệt may hiện đang có nhu cầu tự túc NPL rất lớn để chủ động nguồn cung, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường và đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTAs. Đề nghị các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, bên cạnh việc nắm bắt, cung cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu, tập quán, quy định về an toàn SP… ở nước sở tại, xúc tiến kêu gọi, giới thiệu các nhà đầu tư uy tín, có thế mạnh về vốn, công nghệ để đầu tư sản xuất vải, phụ liệu tại Việt Nam.

2)    Nhiều DN ngành dệt may hiện nay đã có đủ tiềm lực, có thể đầu tư ra nước ngoài để trở thành các tập đoàn toàn cầu, tận dụng lao động giá rẻ của một số nước (ví dụ: Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan…). Đề nghị các cơ quan đại diện VN ở những nước này nắm bắt, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, chi phí nhân công, yếu tố rủi ro (nếu có) của một số nước có đông lao động để các DN trong nước nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài.

3)    Ngành dệt may hiện đang rất thiếu lao động trình độ cao cho các khâu thiết kế sinh thái, dệt, nhuộm…, trong khi với cơ chế tự chủ tài chính rất ít trường đủ nguồn lực đào tạo các nghề này, do thiếu giảng viên, chi phí cao, thời gian đào tạo dài. Đề nghị các cơ quan đại diện tại các nước có công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ… liên hệ các cơ sở đào tạo có danh tiếng để có thể gửi giáo viên, sinh viên đi đào tạo các ngành này. Đề nghị Nhà nước nghiên cứu cấp kinh phí cho hoạt động đào tạo này, coi đây là khoản đầu tư công.

Tin khác :
Bản quyền © 2025 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Giảng Võ, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
Email : info@vietnamtextile.org.vn
VPĐD phía Nam : Lầu 8, 36 Phan Đăng Lưu, Phường Gia Định, TP. HCM
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.828.393
Khách
: 170
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0