Thông tin cần biết

Hôm nay, Chủ Nhật, 28/04/2024

Đăng ký nhận tin

Liệu Hoa Kỳ có áp đặt thuế quan theo điều khoản 301 đối với Việt Nam?

13/07/2021 03:47 CH
Cuối tháng 5 vừa qua, theo nhiều nguồn tin, phía Hoa Kỳ đang thảo luận về việc có nên tiến tới áp đặt thuế quan đối với Việt Nam theo điều khoản 301 do các cáo buộc về tiền tệ và gỗ xuất phát từ thời chính quyền Tổng thống Trump được coi là chưa hợp lý và gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ hay không? Rất nhiều các DN trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài và nhãn hàng đã đặt câu hỏi với Hiệp hội Dệt may Việt Nam về vấn đề này. Bà Hoàng Ngọc Ánh – Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã có trao đổi với phóng viên về việc này.

PV: Bà có thể chia sẻ thông tin về giả thiết áp thuế quan của Hoa Kỳ?

Bà Ánh: Trong cuối tháng 5 vừa qua, chúng tôi nhận được thông tin chia sẻ về việc  chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã có cuộc thảo luận  nội bộ với Bộ Tài chính, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại và Hội đồng An ninh Quốc gia, trong đó sẽ xem xét lại kế hoạch được đưa ra trước thời hạn tháng 10, một năm sau khi bắt đầu điều tra của chính phủ tiền nhiệm, liệu Hoa Kỳ có áp đặt thuế quan theo mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974 đối với Việt Nam hay không. Trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Donald Trump vào tháng 1/2021, Hoa Kỳ có nhận định rằng các hoạt động tiền tệ của Việt Nam là bất hợp lý và gây trở ngại cho các doanh nghiệp Mỹ, nhưng vẫn hạn chế các mức thuế trừng phạt dành cho Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc điều tra thương mại vẫn còn mở và liệu Hoa Kỳ có quyết định chính thức đề xuất đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, thì sẽ cần có thời gian để lấy ý kiến và điều trần công khai. Điều đó có nghĩa là bước đầu tiên của việc công bố danh sách sản phẩm được đề xuất sẽ cần phải thực hiện trong thời gian tới, theo các chuyên gia thương mại.

PV: Bà có bình luận gì về thông tin USTR đang đánh giá về tiền tệ của Việt Nam?

Bà Ánh:  Tôi nhận thấy chính quyền của Tổng thống Biden cho đến nay đã có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với các vấn đề tiền tệ so với người tiền nhiệm. Vào tháng 12,  khi chính quyền của Tổng thống Trump gắn mác cho Việt Nam, cùng với Thụy Sĩ, là quốc gia thao túng tiền tệ. Thì sau đó, chính quyền của Tổng  thống Biden đã gỡ mác “thao túng tiền tệ” này vào tháng 4/2021, Chúng tôi hy vọng USTR sẽ có kết luận tích cực về Việt Nam

PV: Vậy việc áp thuế sẽ gây tổn hại như thế nào đến lợi ích song phương của DN hai nước?

Bà Ánh: Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng đối với ngành công nghiệp may mặc, giày dép, hàng hóa du lịch của Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đang thực hiện chiến dịch đa dạng hóa và thoát ly Trung Quốc. Hết 6 tháng năm 2021, theo số liệu sơ  bộ của HQVN thì 6 tháng 2021 KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ ước đạt 7,82 tỷ USD, chiếm 41,2% trên tổng KNXK 6 tháng ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 24.4% so với cùng kỳ 2020 và tăng 9% so với cùng kỳ 2019. Việc áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây ra sự gián đoạn vô cùng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đầu tư và làm tăng giá, ảnh hưởng đến các hộ gia đình người lao động tại Hoa Kỳ và gia tăng chi phí cho chuỗi cung ứng. Mặt khác, những doanh nghiệp và những nhà đầu tư chuyển sang sản xuất tại Việt Nam hiện phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế. Đây không phải là lúc để áp đặt các chi phí mới đối với chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với những DN mang lại việc làm cho người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19

PV: Khả năng áp thuế có xảy ra không?

Bà Ánh: Việc áp thuế là điều không mong muốn của tất cả các bên, trừ trường hợp 2 bên không đạt được thỏa thuận.  Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam đã rất tích cực trong việc trao đổi những vướng mắc với USTR, DOT và đã đạt được kết quả khả quan. Ngày 09/07/2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương  Đỗ Thắng Hải đã có buổi làm việc trực tuyến với USTR  về vấn đề gỗ. Chúng ta cần hiểu rõ quy trình của việc áp thuế, và từ đó cần có  cơ chế phối hợp làm việc đa phương giữa Doanh nghiệp- hiệp hội- chính phủ trong việc tiếp cận, vận động với các đối tác Hoa Kỳ để từ đó vận động các nghị sỹ quốc hội, chính quyền các bang có tiếng nói ủng hộ Việt Nam cũng là ủng hộ các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh DN bị tổn thương trầm trọng do đại dịch Covid-19

PV: xin cám ơn bà về thông tin chia sẻ

Sáng ngày 15/07/2021 giờ Việt Nam, tức ngày 14/07/2021 (theo múi giờ Hoa Kỳ), 75 Hiệp hội và tổ chức có uy tín tại Hoa Kỳ đã đồng loạt ký và gửi Thư chung tới Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) phản đối việc áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Nội dung Thư xem tại đây, báo Bloomberg cũng đã đưa tin về việc này tại ĐÂY

VITAS tiếp tục động viên các DN trong vấn đề thực hiện “3 tại chỗ, 1 cung đường” để đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh  nhưng đồng thời cũng báo cáo tới Chính phủ và các cơ quan chức năng về những khó khăn, áp lực mà DN gặp phải. Đồng thời kêu gọi các cơ quan chính phủ, nhãn hàng, các tổ chức có liên quan tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ DN

DN tham khảo thông tin về việc vận động Điều khoản 301 của VITAS TẠI ĐÂY


» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.120.816
Khách
: 1.159
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Liệu Hoa Kỳ có áp đặt thuế quan theo điều khoản 301 đối với Việt Nam? Rating: 5 out of 10 25750.
Core Version: 1.8.0.0