Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Lễ công bố Bộ Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước và Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp của ngành dệt may Việt Nam

30/11/2018 05:00 CH

Ngày 28/11/2018, tại TP. HCM, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã công bố Bộ Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước ở khu vực Mekong và Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam. Hai sản phẩm này là kết quản nghiên cứu do WWF cùng với VITAS đã tiến hành để đánh giá các rủi ro về nước có khả năng ảnh hưởng đến ngành dệt may nhằm cải thiện hiệu quả quản lý và sử dụng nước của ngành trong thời gian tới.

Phát biểu tại Lễ công bố,  Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, có một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào sản phẩm sợi, dệt hoàn tất với những công nghệ hiện đại, thiết kế robot cho sản phẩm jean; nhà máy kéo sợi đã tự động hóa toàn quy trình sản xuất… Việt Nam đang đứng hàng thứ 4 trong các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu, tiếp theo Ấn Độ, Bangladet. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có những Hiệp định đã có hiệu lực. Dự kiến đầu năm 2019, có một số dòng thuế giảm khi xuất khẩu vào các nhước thành viên tham gia Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở này, công nghệ đã được ứng dụng và tác động đến hoạt động sản xuất và quản trị doanh nghiệp ngành dệt may. 

 

Mặc dù ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những thời cơ thuận lợi, nhưng đây cũng là ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nước, nhất là công đoạn xử lý vải, nhuộm. Chính vì vậy, thách thức lớn là tác động về môi trường, nhất là môi trường nguồn nước. Hiện nay, việc chuyển dịch hoạt động sản xuất về địa phương, vùng nông thôn, tạo công ăn việc làm… đang gặp nhiều khó khăn. Do biến đổi khí hậu, tại các vùng trọng tâm đầu tư nhà máy là miền Trung, miền Bắc, khu vực đồng bằng sông Cửu Long… đều thiếu nguồn nước và thường xuyên bão lũ nên khó có điều kiện phát triển bền vững ngành Dệt may.

Ông Giang đề nghị WWF thông tin về nguồn vốn với lãi suất thấp để ngành đầu tư vào các KCN, xây dựng nhà máy xử lý nước thải hiện đại, đặc biệt các công nghệ tái tạo, giảm thiểu phát thải ra môi trường. WWF chuẩn bị đội ngũ chuyên gia, xây dựng chương trình hội thảo theo nhóm các vấn đề trong ngành dệt may để công đồng doanh nghiệp biết và áp dụng các giải pháp thay đổi trong quá trình phát triển. Việt Nam là một trong những nước nằm cuối 2 sông lớn là sông Hồng và sông Mekong, WWF cần có những báo cáo đánh giá tác động tiêu cực của việc xây dựng các đập thủy điện trên 2 dòng sông này gây tác hại nghiêm trọng cho nhiều ngành, trong đó ngành dệt may cũng không phát triển được do thiếu nước.

 

Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc gia Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho rằng ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cùng với bối cảnh nền kinh tế cả nước nói chung đang phát triển mạnh mẽ, nên nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên nước, năng lượng rất lớn, đặc biệt là ngành ngành dệt may. Do đó, ngành dệt may cần có những giải pháp để phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu về môi trường. Bộ Công cụ đánh giá rủi ro về nguồn nước ở khu vực Mekong và Báo cáo rủi ro về nước và các giải pháp của nước cho ngành dệt may Việt Nam sẽ hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may phát triển trong tương lai.

 

Tại buổi công bố, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, ngành dệt may có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước mặt vào mùa khô, hoặc các đợt hạn hán; Chất lượng nước ngầm không đảm bảo có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà máy dệt may; Ngoài ra, các chính sách và quy định quản lý tài nguyên nước và nước thải hiện tại khá phức tạp cùng với việc thực thi còn hạn chế. Điều này sẽ tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào công nghệ và phương pháp sản xuất sạch hơn, từ đó có thể dẫn tới việc nhiều đơn vị khó tuân thủ quy định về môi trường. Các chuyên gia cho rằng, quá trình xử lý nước thải cần tăng lên nhiều hơn so với mức hiện tại để cải thiện hiện quả quản lý và sử dụng nước của ngành Dệt may. Đồng thời, cần giải quyết tình trạng các nhà máy, khu công nghiệp đối mặt với khó khăn không đủ nguồn tài chính đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ xử lý nước thải...

 

Báo cáo đã đưa ra 12 kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam có định hướng, gắn kết các bên liên quan, để đẩy mạnh quản lý nguồn nước và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Những khuyến nghị này bao gồm các hành động có thể thực hiện ngay như: thực hành tiết kiệm nước và quản lý hiệu quả tại nhà máy và khu công nghiệp; áp dụng các phương pháp tối ưu trong quản lý hóa chất và nước thải; xây dựng năng lực về thực hành tiết kiệm nước cho các bên liên quan trong ngành dệt may; Thiết lập quan hệ đối tác trong việc quản lý nước nhằm điều phối sự hợp tác của ngành với các ngành có sử dụng nguồn nước khác; xây dựng chương trình sử dụng nước thông minh cho ngành và quốc gia.

Những kiến nghị trong Báo cáo cũng như ý kiến các chuyên gia đã nêu ra những giải pháp cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào việc phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như ngành dệt may Việt Nam theo hướng bền vững.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

 

 

  

  

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - VITAS 
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.053
Khách
: 1.033
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0