Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 27/04/2024

Đăng ký nhận tin

Khách hàng dệt may đòi hỏi gắt gao hơn về môi trường

08/04/2017 11:37 SA

Ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các nước khác trong bối cảnh khách hàng không chỉ đòi hỏi về chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng mà còn đưa ra yêu cầu cao hơn về điều kiện bảo vệ môi trường khi ký các đơn hàng xuất khẩu.

 

Ngành dệt may Việt Nam năm 2016 xuất khẩu trên 28 tỉ đô la Mỹ - Ảnh: Văn Nam.

Phát biểu tại triển lãm quốc tế về dệt may diễn ra tại TPHCM sáng nay (5-4), ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải bám theo bốn giá trị cốt lõi để đầu tư phát triển gồm: năng suất - chất lượng - tiết kiệm năng lượng - bảo vệ môi trường.

Còn theo bà Phạm Minh Hương, Giám đốc điều hành Vinatex, sản xuất ngành dệt may hiện nay chủ yếu còn nằm ở công đoạn gia công nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, yếu kém khâu thiết kế và nguồn nguyên phụ liệu.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam còn có một số lợi thế như tay nghề công nhân cao, nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư tự động hóa sản xuất cao hơn, một số doanh nghiệp di dời nhà máy về các khu vực cạnh tranh lực lượng lao động ít khốc liệt hơn.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp dệt may còn chủ động lựa chọn nhóm sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao hơn để tránh cạnh tranh đối đầu với những dòng sản phẩm thấp và trung bình theo đơn hàng số lượng lớn mà nhiều quốc gia khác có lợi thế hơn Việt Nam.

Bà Hương thông tin những dấu hiệu về đơn hàng trong ba tháng đầu năm nay khá tích cực, và nếu giữ nhịp độ đơn hàng ổn định thì ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 10-15% so với năm 2016.

Năm 2016, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch 28,3 tỉ đô la Mỹ, với tỷ trọng nội địa hóa đạt trên 50% và là một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Dự kiến năm 2017, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỉ đô la Mỹ.

"Bản thân Vinatex trong thời gian gần đây cũng tập trung đầu tư theo hướng tiết kiệm năng lượng, chú ý đến yếu tố môi trường, tập trung thiết bị tự động hóa, không đầu tư dàn trải. Bởi thời gian gần đây, nhiều khách hàng lớn khi đến đặt hàng không chỉ đối với các cơ sở may mà cả nguồn nguyên liệu cũng phải được sản xuất đảm bảo các điều kiện về môi trường", bà Hương cho hay.

Triển lãm quốc tế về ngành dệt may - Saigon Tex 2017 diễn ra từ ngày 5 đến 8-4 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, TPHCM thu hút 1.200 công ty từ 24 quốc gia tham gia trưng bày, giới thiệu các thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may.

Theo: Saigon Times

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.120.430
Khách
: 769
 
Khách hàng dệt may đòi hỏi gắt gao hơn về môi trường Rating: 5 out of 10 77808.
Core Version: 1.8.0.0