Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 26/04/2024

Đăng ký nhận tin

Đầu tư để phát triển không ngừng

15/02/2017 10:04 SA

 

Đầu tư tăng mạnh, nguồn lực mới cho cạnh tranh và phát triển

Kinh tế thế giới năm 2016 nhìn chung vẫn ảm đạm, chỉ có một chút khả quan trong cuối năm do kỳ vọng vào chính sách tăng lãi suất của Fed. GDP thế giới năm 2016 tăng trưởng 3,16%, tăng nhẹ so với mức tăng 3,09% của năm 2015.

Trong thời gian qua, làn sóng FDI đổ vào ngành Dệt May Việt Nam liên tục tăng với kỳ vọng về việc hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Về mặt tích cực, các doanh nghiệp FDI thường sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Đây là nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các quốc gia phát triển.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận là doanh nghiệp Dệt May Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ làn sóng FDI. Theo thống kê, doanh nghiệp FDI chiếm 25% tổng số doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, tuy nhiên lại chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam. Doanh nghiệp FDI có rất nhiều điểm mạnh, bao gồm:

Doanh nghiệp FDI đã có kinh nghiệm và mô hình phát triển từ trước, vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam họ đầu tư một cách bài bản, quy mô lớn, máy móc thiết bị hiện đai, dây chuyền khép kín từ khâu nguyên liệu sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất và cắt may. Đồng thời họ cũng có sẵn thị trường đầu ra, là những khách hàng quen thuộc và lâu năm, là những nhà bán lẻ nổi tiếng, có thương hiệu và sức tiêu thụ lớn trên toàn cầu. Họ là những doanh nghiệp lớn, ngoài kinh nghiệm và đội ngũ lao động tốt, họ còn có lợi thế về vốn. Ví dụ Texhong sẵn sàng bỏ ra 450 - 500 triệu USD, tương đương hơn 11 nghìn tỷ đồng, để đầu tư một dự án tại Việt Nam.

Nhìn chung, các Doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI lớn từ Trung Quốc, họ có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, có kinh nghiệm và đầu ra lớn.

 

Các dự án đầu tư của Tập đoàn được tích cực thực hiện

Trong năm 2016, toàn Tập đoàn đã triển khai thực hiện 41 dự án đầu tư bao gồm 9 dự án Sợi, 9 dự án Dệt nhuộm, 17 dự án May, 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị. Tổng mức đầu tư toàn Tập đoàn là 5.523,7 tỷ đồng. Trong đó, chia làm 5 lĩnh vực đầu tư: Các dự án đầu tư vào lĩnh vực Sợi có 10 dự án với tổng mức đầu tư là 2,073.0 tỷ đồng; Các dự án đầu tư vào lĩnh vực Dệt nhuộm (Vải) có 9 dự án với tổng mức đầu tư là 1,399.5 đồng; Các dự án đầu tư vào lĩnh vực May có 13 dự án với tổng mức đầu tư là 1,225.8 tỷ đồng; Các dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị có 7 dự án với tổng mức đầu tư là 277.2 tỷ đồng; các dự án thuộc lĩnh vực khác có 18 dự án với tổng mức đầu tư là 1,953.8 tỷ đồng.

Trong giai đoạn trước đây, do hạn chế về nguồn vốn, cũng như không thu hút được nhiều nhà đầu tư để xây dựng các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất..., nên trong chuỗi giá trị của ngành DMVN mới chỉ phát huy được sức mạnh trong công đoạn đầu là sợi và công đoạn cuối cùng là May. Vì vậy, thời gian tới đây, trong chiến lược phát triển của mình, Vinatex sẽ tập trung đầu tư cũng như kêu gọi đối tác FDI cùng đầu tư vào các dự án dệt, nhuộm, hoàn tất và nguyên phụ liệu - là chiến lược quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của ngành DMVN, tạo giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho ngành, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Năm 2016, Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư đã triển khai thực hiện 08 dự án đầu tư bao gồm các dự án chuyển tiếp từ năm 2015 và khởi công mới, đã đưa vào vận hành sản xuất thử 07 dự án. 

 

        Các dự án hoàn thành và đưa vào vận hành sản xuất thử:

1.      DA Nhà máy sợi Nam Định được đặt tại Khu CN Hòa Xá, Nam Định với qui mô 2.1 vạn cọc, sản lượng thiết kế là 4770 tấn sợi/năm, tổng mức đầu tư 303.2 tỷ đồng, với qui mô 240 lao động. Đầu tư giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào vận hành sản xuất thử cuối tháng 4/2016. Sản lượng đạt khoảng 1800 tấn sợi (Ne 30) năm 2016. Chuẩn bị thực hiện đầu tư giai đoạn 2 vào năm 2017.

2.      DA Nhà máy sợi Phú Cường đặt tại Cụm CN Phú Cường, huyện Định Xá, tỉnh Đồng Nai với qui mô 3 vạn cọc, sản lượng thiết kế là 5200 tấn sợi/năm, tổng mức đầu tư 464 tỷ đồng, với qui mô 320 lao động, đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và đưa vào vận hành sản xuất thử từ tháng 5/2016. Chuẩn bị thực hiện đầu tư giai đoạn 2 vào năm 2017.

3.      DA Nhà máy May Cần Thơ được đặt tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ với qui mô 29 chuyền may, sản lượng thiết kế 6.5 triệu sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 111.5 tỷ đồng, với qui mô 1500 lao động, Vận hành sản xuất thử từ tháng 04/2016. Sản lượng dự kiến năm 2016 đạt 0.6 triệu SP.

4.      DA Nhà máy May Bạc Liêu được đặt tại Khu CN Trà Kha, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu với qui mô 25 chuyền may, sản lượng thiết kế là 6 triệu sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 107.5 tỷ đồng, với qui mô 1400 lao động, đã hoàn thành và đưa vào vận hành sản xuất thử từ tháng 6/2016. Sản lượng dự kiến năm 2016 đạt khoảng 0.4 triệu SP.

5.      DA Nhà máy May Quảng Bình được đặt tại Khu CN Cam Liên, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với qui mô 20 chuyền may, sản lượng thiết kế là 3.6 triệu sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 118.5 tỷ đồng, với qui mô 800 lao động, đã hoàn thành, bàn giao đưa vào vận hành sản xuất thử từ tháng 6/2016. Dự kiến đạt 0.8 triệu SP năm 2016.

6.      DA NM SX vải Yarndyed phía Nam được đặt tại Khu CN Xuyên Á, tỉnh Long An với sản lượng thiết kế là 10 triệu mét vuông/năm, tổng mức đầu tư 403 tỷ đồng, với qui mô 270 lao động, đã hoàn thành và đưa vào vận hành sản xuất thử từ tháng 12/2015. Sản lượng dự kiến năm 2016 là 3.5 triệu m2 vải.

            7.      DA Nhà máy May Tuyên Quang được đặt tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang với qui mô 14 chuyền may veston, sản lượng thiết kế 2.7 triệu sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 202.9 tỷ đồng, với qui mô 1218 lao động, đã hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành sản xuất thử từ giữa tháng 10/2016.

         Các dự án đang triển khai thực hiện:

DA Nhà máy May Quế Sơn đặt tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam với qui mô 20 chuyền may, sản lượng thiết kế 7.4 triệu sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 134.4 tỷ đồng, với qui mô 1200 lao động, đang triển khai thực hiện dự án.

Đánh giá các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện triển khai dự án và công tác quản lý, giám sát các dự án đầu tư.

-          Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng các đơn vị tiến hành tổ chức tổng kết, rà soát thiết kế, dự toán, tính toán đầu tư trên cơ sở tiết giảm tối đa suất đầu tư, tăng hiệu quả đầu tư để rút kinh nghiệm cho các dự án đầu tư thực hiện sau.

-          Tiếp tục cập nhật và tính toán hoàn thiện suất đầu tư cho các dự án về sợi, dệt nhuộm và may.

-          Thực hiện việc đàm phán hợp đồng với các Nhà sản xuất, cung cấp thiết bị theo phương châm áp dụng kết quả đấu thầu khi các Dự án đầu tư có cùng chủng loại thiết bị để giá thành là thấp nhất.

-          Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin công tác triển khai dự án.

-          Thực hiện chương trình giám sát, đánh giá các dự án đầu tư theo NĐ 84/2015-NĐ-CP và TT 22/2015/TT-BKHĐT. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư của Tập đoàn đã được chú trọng hơn so với các năm trước.

-          Tiến hành công tác kiểm toán và quyết toán toàn bộ các dự án hoàn thành.

Hạn chế, khó khăn vướng mắc

-          Một số dự án triển khai chậm so với kế hoạch được phê duyệt do vướng mắc trong quá trình địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng tiến hành bàn giao đất cho chủ đầu tư (dự án Nhà máy May Quế Sơn đặt tại Quảng Nam).

-          Một số dự án của Tập đoàn và đơn vị thành viên gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động cho công tác triển khai dự án, chuẩn bị vận hành (DA May Cần Thơ, May Bạc Liêu).

-          Một số DA hoàn thành đi vào vận hành SX thử năm 2016 chưa đạt sản lượng, công suất thiết kế ban đầu do lao động mới tuyển vào đào tạo, tay nghề chưa cao.

-          Một số địa phương đặt địa điểm dự án không ổn định về điện lưới sản xuất làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các dự án mới đi vào hoạt động (Nam Định, Hưng Yên...).

Năm 2017, Tập đoàn tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư như sau:

- Đầu tư mới khi đã tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm.

- Đầu tư phục vụ khách hàng cấp 1, phục vụ chuỗi cung ứng.

- Đầu tư thông qua hình thức mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp trong Ngành.

- Tập trung cải tiến, nâng cao hiệu quả của năng lực hiện có, tăng năng suất, giảm chi phí. 

Nguồn: Cao Hữu Hiếu/Vinatex

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.118.230
Khách
: 740
 
Đầu tư để phát triển không ngừng Rating: 5 out of 10 84633.
Core Version: 1.8.0.0