Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Nhiều Doanh Nghiệp Dệt May Đã Kiếm Đủ Đơn Hàng Cho Cả Năm

07/04/2014 03:58 CH
Trong bức tranh quý I ảm đạm của các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may nổi lên như một đốm sáng tươi tắn với những thành công và triển vọng đáng để vui mừng.
Trong bức tranh quý I ảm đạm của các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may nổi lên như một đốm sáng tươi tắn với những thành công và triển vọng đáng để vui mừng.

Báo cáo sản xuất công nghiệp quý I của Bộ Công Thương cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm 2014 của ngành dệt may thuận lợi, không ít doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất ổn định đến hết Quý III, thậm chí kiếm đủ đơn hàng cho cả năm, các doanh nghiệp duy trì công suất sản xuất ở mức tối đa.

Tính chung Quý I năm 2014, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 71 triệu m2, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Quần áo mặc thường ước đạt 691 triệu cái, tăng 13,8%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo ước đạt 153,2 triệu m2, giảm 3,0% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 4,5 tỷ USD tăng 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 540 triệu USD tăng 18,7%.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may những tháng đầu năm tăng cả về lượng và trị giá, trong đó về trị giá bông tăng 17,9%; xơ, sợi, dệt các loại tăng 7,0%; vải tăng 13,3%. 

Đón đầu các hiệp định kinh tế sắp được ký kết nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từ đầu năm đến nay có khá nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà máy với quy mô lớn.

Khi TPP được ký kết, Việt Nam có lợi thế ở góc độ xuất khẩu hàng ra thế giới, nhưng quy định xuất xứ "từ sợi trở đi" (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác, không có Trung Quốc.

Chính vì vậy, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất dệt, sợi, nhuộm... để đón đầu hiệp định này.

Bộ Công thương chỉ đạo, đối với doanh nghiệp dệt may trong nước, trước mắt cần hoàn thiện chuỗi sản xuất, đi từ sản xuất vải, sợi, nguyên liệu cho đến hoàn thiện, tiến hành tái cơ cấu, tập trung phát triển nhóm ngành nguyên phụ liệu; hai là nâng cao giá trị gia tăng xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh thiết kế, khâu phân phối để tạo giá trị gia tăng cao. 

Nguồn: Trí Thức Trẻ


Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.771
Khách
: 1.098
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0