Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 19/03/2024

Đăng ký nhận tin

Chủ tịch VITAS tham dự Diễn đàn TM VIỆT NAM – EU

02/08/2019 09:15 SA
Chỉ có tuân thủ quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt, quản lý tốt việc tận dụng xuất xứ, hàng Việt Nam có cơ hội lớn tại thị trường EVFTA. Đó là một trong các nội dung ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam trao đổi với báo giới bên lề Diễn đàn thương mại Việt Nam - EU năm 2019 với chủ đề EVFTA - Chân trời hợp tác rộng lớn, toàn diện. Diễn đàn do Bộ Công thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Phòng Thương mại châu Âu tổ chức ngày 30/7/2019 tại TP.HCM

Ông Giang nhấn mạnh, ngoài việc đáp ứng được mẫu mã các thị trường lớn đưa ra, vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu để đáp ứng tiêu chí về quy tắc xuất xứ là rất quan trọng. Hiện khó khăn của doanh nghiệp dệt may phải đối mặt vẫn là yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Hàng dệt may Việt Nam vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt hoặc doanh nghiệp EU. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong việc nhận ưu đãi do trong nước chưa chủ động sản xuất sợi và vải. Nguồn nguyên liệu này lâu nay doanh nghiệp nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc khối EU. Tuy nhiên, theo ông Giang, doanh nghiệp đang nỗ lực để xoay chuyển vấn đề này bằng gia tăng đầu tư, liên kết đầu tư mở rộng… Mục đích cuối cùng hưởng được mức thuế 0% của hiệp định thương mại đã được ký kết.


Tại phiên tọa đàm, bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa Cục XNK Bộ Công Thương cũng phân tích rõ những liên quan đến qui tắc xuất xứ và đặc biệt là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Theo đó, các DN đang xuất khẩu vào EU đủ tiêu chuẩn được thực hiện tự chứng nhận xuất xứ theo GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập). Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì sẽ chuyển sang cơ chế thời gian đầu vẫn do cơ quan tổ chức nhà nước cấp C/O, khi Việt Nam sẵn sàng sẽ thông báo cho EU và khi đó DN sẽ được tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên chỉ những DN nào đáp ứng được một số yêu cầu nhất định của EU mới được tự chứng nhận C/O.

Về khung pháp lý liên quan đến C/O, bà Hiền cho biết, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng nội dung về qui tắc xuất xứ. Khi nào và bao giờ Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương cũng có hiệu lực.

Tuy nhiên, bà Hiền cũng đặc biệt lưu ý đến các DN: Trong hiệp định vẫn cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ, như vậy trách nhiệm của DN sẽ cao hơn và minh bạch hơn. Song ở cơ chế xác minh xuất xứ EU sẽ tăng cường hậu kiểm sau khi thông quan. Thời gian hậu kiểm thậm chí kéo dài cả 5 năm nên ngay từ đầu DN phải chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đầy đủ, rõ ràng và thống nhất, đồng thời phải lưu giữ hồ sơ cẩn thận dù hàng hoá đã được thông quan.


Trong EVFTA các DN cũng cần lưu ý việc tính toán hàm lượng cơ sở và nguyên tắc cộng gộp mở rộng. Như hiện Việt Nam và Hàn Quốc đều ký FTA với EU, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã ký hiệp định thương mại song phương nên DN sử dụng nguyên liệu của Hàn Quốc vào dệt may vẫn được hưởng thuế quan vào EU. Tận dụng được nguyên tắc này, dệt may sẽ giảm bớt áp lực về nguồn cung thiếu hụt.

Như vậy, ngay khi EVFTA có hiệu lực, mặt hàng dệt may sẽ được giảm ngay 42,5% các dòng thuế. Hiện thuế dệt may vào EU đang ở mức 16 -18%, nên khi giảm thuế nếu các DN chú trọng chuẩn bị kỹ về C/O sẽ đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường này.

Nguồn OnLine

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.077.415
Khách
: 416
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0