Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 13/09/2024

Đăng ký nhận tin

Nhiều công ty dệt may tham gia trưng bày sản phẩm trong Triển lãm Nguồn Cung ứng quốc tế 2023 tại TP. HCM

04/05/2023 10:12 SA
Từ 26 đến 28/04/2023 tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q. 7, TP. HCM đã diễn ra Triển lãm Nguồn Cung ứng quốc tế 2023 (Global Sourcing Fair Việt Nam 2023). Đây sự kiện triển lãm về nguồn cung ứng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam để tạo cơ hội kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp và nhà mua hàng, đa dạng hóa lựa chọn nguồn cung ứng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu từ nội thất, gia dụng, thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hàng dệt, may mặc, thời trang, vải và phụ liệu.
 


Các quan khách thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm

Triển lãm với quy mô lên đến 8.800 mét vuông, với hơn 400 gian hàng của hơn 200 nhà cung cấp tham gia trưng bày đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan; Các sản phẩm trưng bày có mẫu mã đa dạng và giá thành cạnh tranh. Global Sourcing Fair Việt Nam đã thu hút sự tham gia của hơn 6.000 nhà mua hàng đến từ hơn 120 quốc gia thuộc châu Mỹ, châu Âu, châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới.

 

Ông Vũ Đức Giang tham quan gian hàng

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Ngành dệt may Việt Nam hiện đang nỗ lực triển khai định hướng xanh hóa và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, VITAS đồng hành cùng Global Sources – Ban tổ chức Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế tại Việt Nam 2023 (Global Sourcing Fair Việt Nam 2023) nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may trưng bày những sản phẩm chất lượng cao, và tiếp cận những nhà mua hàng chất lượng đến từ các nước. Ông Giang cho rằng, với tầm nhìn và kinh nghiệm trên 52 năm của Global Sources, Triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam sẽ là cầu nối giao thương giữa nhà cung cấp với các nhà mua hàng tiềm năng đến từ các thị trường như Mỹ, châu Âu, Úc, Ấn Độ, Hồng Kông, Trung Quốc và các nước trên thế giới.

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký VITAS phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo do VITAS tổ chức bên lề Triển lãm, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký VITAS đã trao đổi về ngành dệt may, các cơ hội đầu tư và tìm nguồn hàng tại Việt Nam. Bà Mai nhận định về những thách thức đối với ngành dệt may. Đó là, đơn hàng giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các chi phí tăng, nguồn lao động giảm, đòi hỏi cao về truy xuất nguồn gốc theo các quy tắc xuất xứ và những thách thức về phát triển bền vững. Bà Mai đã nêu mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam - theo kịch bản tích cực: 47 – 48 tỷ USD, theo kịch bản kém tích cực hơn: 45 – 46 tỷ USD. Theo bà Mai, doanh nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố gồm 3 chữ P: People (con người) – Planet (hành tinh) – Profit (lợi nhuận), giống như kiềng 3 chân. Sau khi nêu rõ về tầm quan trọng của quy tắc xuất xứ, bà Mai nhấn mạnh định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là xây dựng thương hiệu bền vững cho ngành dệt may Việt nam. Bao gồm: nguồn nhân lực chất lượng cao, các KCN dệt may sinh thái, cảng nước sâu, chuyển đổi số và higg Index.

 

Tại các gian hàng

Tại các gian hàng trưng bày, hơn 5.000 sản phẩm của các doanh nghiệp đã được giới thiệu. Trong đó, ở khu vực dệt may, thời trang có các doanh nghiệp như: Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước, Công ty TNHH MTV Vải Sợi Bảo Lân, Công ty CP Dệt Bảo Minh, Công ty CP May Bình Minh, Công ty TNHH Da Luen Việt Nam, Công Ty TNHH Dệt May Davonne, Công ty TNHH Sợi Đà Lạt, Công ty CP Đồng Phú Cường, Công ty CP Đồng Tiến, Công ty TNHH French People Vietnam, Công ty TNHH TM Thời Trang HA, Công ty TNHH Kiara Garments Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Minh Anh, TCT CP May Nhà Bè, Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú, Công ty CP May Phương Đông, Công ty CP May Sông Hồng, Công ty CP Tex Giang, Công ty CP ĐT & TM TNG, Công ty TNHH Dệt Tường Long, Công ty TNHH Vendell Global Interlining (Việt Nam), Công ty TNHH Vina Gio và nhiều thương hiệu dệt may từ Việt Nam và các nước khác.

 

Tại các gian hàng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một triển lãm chuyên ngành có sự tương tác mạnh mẽ Online-to-Offline (O2O), kết hợp đan xen giữa sự kiện trực tiếp (offline) và sự kiện trực tuyến (online) được phát trên nền tảng thương mại điện tử của Global Sources. Song song với hoạt động trưng bày, triển lãm còn có các hoạt động đa dạng và đặc sắc dành cho các người mua và nhà cung cấp như: Vietnam Design HUB, Fashion Parade, Business Matching, Investment Forum, mang lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho khách tham quan.

Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức, Triển lãm Nguồn Cung ứng quốc tế - Global Sourcing Fair Việt Nam 2023 góp phần tạo dựng cầu nối giao thương trực tiếp cho nhà mua hàng và nhà cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu tìm nguồn cung ứng sản phẩm ngày càng tăng từ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các nhà mua hàng, đơn vị cung cấp có thể gặp gỡ, giao lưu lẫn nhau, tìm kiếm ý tưởng cũng như nắm bắt xu hướng thị trường ngay trong thời gian diễn ra sự kiện.

Nguyễn Bình - VITAS

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.282.055
Khách
: 1.320
 
Nhiều công ty dệt may tham gia trưng bày sản phẩm trong Triển lãm Nguồn Cung ứng quốc tế 2023 tại TP. HCM Rating: 5 out of 10 48651.
Core Version: 1.8.0.0