Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

VITAS gặp mặt các DN dệt may khu vực quận Tân Bình và TP. Thủ Đức, TP. HCM

03/08/2022 03:49 CH
Trong các ngày 21 & 22/07/2022, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Tổ chức Công đoàn Hà Lan (CNV) đã tổ chức 2 buổi gặp mặt với các doanh nghiệp (DN) dệt may quận Tân Bình và TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Mục đích cuộc gặp mặt để chia sẻ về định hướng phát triển bền vững thông qua việc thực hiện những cam kết trong các hiệp định Thương mại tự do (FTAs) và kết nối chuỗi cung ứng dệt may; Trao đổi về Dự án Thúc đẩy đối thoại xã hội (ĐTXH) tại nơi làm việc và thương lượng tập thể (TLTT) hiệu quả trong ngành dệt may và Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm DN.


Tại VP Công ty TNHH SX TM và DV La Mi

Khái quát về ngành dệt may VN, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký VITAS cho biết tổng kim ngạch XK hàng dệt may của Việt Nam năm 2021 đạt 40,45 tỷ USD, tăng 15,36% so với cùng kỳ năm 2020; Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Về xu thế trong ngành dệt may, bà Mai nhấn mạnh, việc triển khai chương trình “Xanh hóa ngành dệt may VN” với sự tham gia của các thương hiệu may mặc toàn cầu đã đặt ngành dệt may VN trước những thách thức mới. Để có thể giữ được đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, DN phải đáp ứng sự minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ; phải tuân thủ các cam kết về lao động và môi trường trong FTAs. Doanh nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố gồm 3 chữ P: People (con người) – Planet (hành tinh) – Profit (lợi nhuận), tạo thế vững vàng như kiềng 3 chân. Trong phần khuyến nghị đối với DN, bà Mai giới thiệu 5 gói giải pháp chính. Đó là: Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid; Giải pháp về thị trường; Giải pháp phát triên nguồn nhân lực; Giải pháp về công nghệ số và Tuân thủ các quy định về lao động và môi trường. Bà Mai đặc biệt lưu ý các DN về những cam kết của Việt Nam trong các FTAs cũng như Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tiêu chuẩn lao động cơ bản, về ĐTXH và TLTT.

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai trao Giấy chứng nhận hội viên VITAS cho Công ty TNHH SX TM và DV La Mi

Tại các buổi làm việc, Đại diện Công đoàn Hà Lan (CNV) - Bà Văn Trà My đã khái quát dự án thúc đẩy ĐTXH tại nơi làm việc và TLTT thực chất trong ngành dệt may, tình hình phối hợp giữa những bên liên quan để triển khai dự án và mời các công ty tham gia TƯLĐTT nhóm DN. Bà My chia sẻ về các điểm cộng DN nhận được khi tham gia dự án: CNV cấp giấy chứng nhận Công ty đã thực hiện các Trách nhiệm XH với nội dung Đối thoại giữa công nhân với Ban lãnh đạo. Như vậy khi có đánh giá về trách nhiệm xã hội, giấy chứng nhận này sẽ là ưu điểm; Thông tin về doanh nghiệp sẽ được truyền thông tới các khách hàng qua website, mạng xã hội của CNV và các tổ chức đối tác của CNV như May mặc Công bằng (Fair Wear), Sáng Kiến Thương Mại Có Đạo Đức (Ethical Trade Initiative); Các đoàn xúc tiến thương mại sẽ được gợi ý thăm nhà máy từ phía CNV; Được đào tạo, tập huấn bởi các chuyên gia của Hà Lan và Việt Nam về kỹ năng giao tiếp, đối thoại, thương lượng, bộ luật lao động, luật tra soát chuỗi cung ứng; Khi tham gia chung 1 mạng lưới thì các DN sẽ có thể đi tham quan, học tập lẫn nhau để cải thiện mặt sản xuất, quản lý; Công nhân sẽ giảm tâm lý so sánh khi thấy các nhà máy khác áp dụng chung 1 chế độ chính sách giống nhau.

 

Tại VP Cty TNHH Amann VN

Đại diện các công ty tham dự buổi gặp mặt đã chia sẻ những thực trạng hiện nay tại DN như: tình hình thiếu lao động nghiêm trọng; thiếu nguồn nguyên phụ liệu có xuất xứ từ Việt Nam, nhiều chi phí như nguyên phụ liệu, logistic...  đều tăng; áp lực tăng lương và đảm bảo thu nhập cho công nhân; Những vấn đề khó khăn thường gặp phải trong việc chuyển đổi số, sử dụng năng lượng tái tạo…

 


Các đại biểu tham quan phòng thí nghiệm
Công ty TNHH Amann VN

Trong xu thế hiện tại, Đại diện Lãnh đạo VITAS và các chuyên gia đã khuyến nghị với DN: con đường tất yếu là chuyển đổi số, áp dụng tự động hóa, sử dụng năng lượng tái tạo, chấp nhận xu thế giảm lao động…; Lựa chọn mặt hàng, sản phẩm khác biệt, có chất lượng cao; Xây dựng thương hiệu. Trong phạm vi ngành: cần có chiến lược phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; Chính phủ và địa phương tạo điều kiện để xây dựng các KCN dệt may tập trung quy mô lớn, có hệ thống xử lý nước thải hiện đại, sử dụng nước tuần hoàn.

 


Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Công ty
TNHH Amann VN


Đánh giá cao nỗ lực của VITAS và CNV để tổ chức cuộc gặp mặt, các đại biểu cho rằng đây là cơ hội để mở rộng giao lưu, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc tại doanh nghiệp; Trao đổi về những xu thế về chuyển đổi số, quản lý sản xuất và lao động, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, kinh nghiệm trong việc tham gia TƯLĐTT nhóm DN. Trên cơ sở đó, cùng nhau tìm giải pháp phù hợp về phát triển bền vững và đáp ứng tốt nhất những cam kết trong các FTAs vì lợi ích của mỗi DN cũng như ngành dệt may Việt Nam.

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.322
Khách
: 63
 
VITAS gặp mặt các DN dệt may khu vực quận Tân Bình và TP. Thủ Đức, TP. HCM Rating: 5 out of 10 35203.
Core Version: 1.8.0.0