Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 19/04/2024

Đăng ký nhận tin

Thách thức trong đổi mới quan hệ lao động

23/05/2016 08:28 SA

Một trong những điểm khó nhất đối với Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại như TPP hay Việt Nam – EU không phải là lộ trình giảm thuế hay sức ép đối với các ngành kinh tế, mà chính là đổi mới quan hệ lao động theo yêu cầu mới.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các DN Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về nâng cao khả năng cạnh tranh, cùng với thách thức làm thế nào để duy trì mối quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa giữa người sử dụng lao động với người lao động để giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống cho người lao động và thúc đẩy sự phát triển của DN và nền kinh tế.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (GĐ Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động - Bộ LĐ-TB&XH), thời điểm này là thời điểm thích hợp để bàn về vấn đề đổi mới QHLĐ, bởi có hai lý do. Thứ nhất, tiến trình CNH-HĐH ở Việt Nam bước vào giai đoạn đang hình thành các khu công nghiệp, ở đó có một lượng lớn người lao động tập trung và đó là điểm nhạy cảm về QHLĐ nên cần có chính sách, những giải pháp thích hợp. Thứ hai, chúng ta đang trong bối cảnh chuẩn bị tham gia những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP và FTA với EU. Trong hai hiệp định này có những điều khoản yêu cầu những nước tham gia có những điều chỉnh luật pháp về QHLĐ.

 

Người lao động sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Cường, việc đổi mới QHLĐ đã được nói đến nhiều nhưng cần xuất phát điểm từ chỗ đổi mới nhận thức về QHLĐ trong cơ chế thị trường và hội nhập, các đối tác có liên quan phải thống nhất nhận thức như vậy. Tiếp theo đó là phải điều chỉnh chính sách, luật pháp, xây dựng các cơ chế thiết chế và năng lực thực thi.

QHLĐ trong cơ chế thị trường có những nguyên tắc khác với QHLĐ trong nền kinh tế kế hoạch hóa. Do đó, vai trò của tổ chức công đoàn ở cơ sở phải là tổ chức thực sự, đại diện cho người lao động và đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động. Vai trò của công đoàn, vai trò của người lao động và vai trò của người sử dụng lao động đều phải điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với nguyên tắc của QHLĐ trong cơ chế thị trường.

Trong các nước tham gia TPP, Việt Nam có QHLĐ với hình thức khác biệt nhất với các nước khác nên khi tham gia sân chơi chung thì chúng ta phải thay đổi nhiều nhất. Do đó, khi tham gia TPP thì các bên chủ lao động, người lao động và công đoàn đều phải có sự điều chỉnh. Điều đầu tiên là Nhà nước cần phải điều chỉnh từ nhận thức, điều chỉnh luật pháp, điều chỉnh cơ chế thiết chế, tiếp đến là sự điều chỉnh của hai chủ thể chính trong QHLĐ là người lao động và người sử dụng lao động và đặc biệt quan trọng là tổ chức công đoàn.

Các chuyên gia về lao động quốc tế đã có dự báo rất lạc quan rằng, nếu chúng ta tham gia đầy đủ tiến trình với các FTA có hiệu lực đi vào cuộc sống thì Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP khoảng 8% và sau khoảng 14 năm nữa thì sẽ tạo thêm được 6,5 triệu công ăn việc làm.

Để đạt được kết quả như những chuyên gia lao động quốc tế dự báo phải có nhiều yếu tố đóng góp, trong đó có cả yếu tố liên quan đến hàng rào thuế quan, những điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại…

Và QHLĐ là yếu tố rất quan trọng, khi nói tới QHLĐ tức là nói tới những người lao động và những doanh nghiệp (DN). Bởi, không có (DN) thì không có sản xuất hàng hóa và không có người lao động thì cũng không có sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, nói tới đổi mới QHLĐ là nói tới yếu tố rất tích cực, một yếu tố của sản xuất và yếu tố đó càng lành mạnh thì sản xuất sẽ lành mạnh và DN cũng lành mạnh.

Theo ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, trong thời gian tới, dự báo sẽ có những yếu tố mới xuất hiện từ quá trình phát triển của nền kinh tế cũng như từ quá trình hội nhập quốc tế có tác động đến QHLĐ. Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa sẽ tiếp tục làm tăng tỉ lệ lao động tham gia QHLĐ trong các DN ở khu vực kinh tế chính thức. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực mới lên QHLĐ, đặc biệt ở những địa phương có mức độ tập trung công nghiệp cao. Thứ hai, khi chính thức tham gia các Hiệp định FTA thì VN sẽ phát huy được lợi thế kinh tế so sánh ở những ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày, chế biến thủy sản…Dự báo XK của các sản phẩm từ những ngành nghề này sẽ tăng mạnh, có thể tạo thêm hàng triệu cơ hội việc làm mới, nhưng cũng có thể tạo ra những thách thức lớn về QHLĐ. Quá trình hội nhập sẽ có những tác động đến QHLĐ, ở tầm quốc gia VN sẽ phải điều chỉnh, bổ sung luật pháp cho tương thích với những cam kết quốc tế mà VN tham gia.

Nguồn: Khánh Phong/PL&XH

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.109.969
Khách
: 1.041
 
Thách thức trong đổi mới quan hệ lao động Rating: 5 out of 10 96583.
Core Version: 1.8.0.0