Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 13/09/2024

Đăng ký nhận tin

Tập huấn cho doanh nghiệp ngành may mặc và giày dép: “tiếp cận chuỗi cung ứng bền vững - UNGP và đối thoại xã hội”

27/08/2021 05:08 CH

Với mục tiêu hỗ trợ các DN Dệt May tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm về  chuổi cung ứng bền vững trong thời gian đại dịch Covid 19 và hiểu rõ hơn về các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP), bao gồm rà soát quyền con người và vai trò của Đối thoại xã hội trong việc thực hiện quyền con người trong khuôn khổ “Bảo vệ, Tôn trọng và Khắc phục”. Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã phối hợp cùng Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) và viện FES tổ chức chương trình tập huấn: “TIẾP CẬN CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG - UNGP VÀ ĐỐI THOẠI XÃ HỘI”, với hình thức trực tuyến cho các DN trong 3 ngày từ 24 - 26/8/2021

Chương trình tập huấn đã được thực hiện thành công với sự nhiệt tình tham gia của các giảng viên có trình độ chuyên môn cao và hơn 50 đại diện các DN Dệt May trong cả nước mặc dù tình hình đại dịch Covid 19 đang diễn ra hết sức căng thẳng tại các tỉnh phía Nam đặc biệt là TP HCM và tỉnh Bình Dương.

Bà Hoàng Ngọc Ánh phát biểu chào mừng các Đại biểu và các Giảng viên và nêu rõ sự cần thiết của khóa tập huấn này sẽ giúp các DN nắm rõ hơn các tiêu chuẩn về môi trường và điều kiện cho người lao động, cam kết kinh doanh có trách nhiệm và phát triển bền vững trong các Hiệp định thương mại FTA, EVFTA. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt hơn những lợi ích về thương mại của Hiệp định  có khả năng tiếp cận các nhãn hàng uy tín và mở rộng thị phần tại châu Âu.


























Ông Axel Blaschke, Trưởng đại diện FES Việt Nam, phát biểu chào mừng các Đại biểu


























Bà Đinh Hà An, Điều phối dự án, CDI Thông qua chương trình tập huấn và Nội quy của khóa học





















Phần 1: UNGP và yêu cầu của nhãn hàng

PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải, Viện Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: Tổng quan về UNGP và trách nhiệm của doanh nghiệp về tôn trọng quyền con người (trụ cột 2) Các luật và quy định có tính bắt buộc của một số quốc gia về quyền con người trong kinh doanh









































 

Phần 2: Đối thoại xã hội (do TS. Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động (ERC)

Vai trò của Đối thoại xã hội trong việc thực hiện rà soát quyền con người và tiếp cận các biện pháp khắc phục

Đặc điểm người lao động Việt Nam trong đối thoại, các mô hình đối thoại phù hợp với DN tại Việt Nam.

Giới thiệu Tháp đối thoại xã hội

-           Thiết kế các kênh phản hồi cho NLĐ

-           Kĩ năng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

-           Bài tập tình huống

Các DN chia sẻ về kinh nghiệm đối thoại xã hội trong thời điểm bình thường và trong giai đoạn dịch Covid

BTVN: các học viên điền vào google form khảo sát về hệ thống đối thoại tại DN

Điều chỉnh hệ thống đối thoại trong đại dịch Covid-19:

-           Tác động của Covid-19 tới các DN

-           Thay đổi về nội dung và hình thức đối thoại trong đại dịch

-           Điều chỉnh các kênh đối thoại và giải quyết khiếu nại cho phù hợp với tình hình thực tế cả doanh nghiệp và người lao động đang trong giai đoạn khó khăn do cách ly xã hội.

Nhận xét về hệ thống đối thoại các DN (dựa trên khảo sát Google Forms)

Tư vấn mẫu một số DN về điều chỉnh hệ thống đối thoại





















TS. Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động (ERC)

Bà Phùng Thị Thu Hà, Cán bộ UNDP phụ trách về Kinh doanh có trách nhiệm: Giới thiệu về UNGP NAP và NAP Việt Nam



















Bà Nguyễn Thị Hà Giang, Điều phối chương trình, FES: Người dẫn chương trình giới thiệu khóa tập huấn và khách tham dự (FES, CDI, VITAS, giảng viên, học viên)

 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.281.914
Khách
: 1.179
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0