Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Ngành dệt may Việt Nam - Ấn Độ: Hợp tác để cùng bổ sung lợi thế

08/05/2018 03:09 CH
Do hạn chế về nguồn nguyên liệu trong nước nên việc tăng cường hợp tác với Ấn Độ được coi là giải pháp quan trọng giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới.

Ông K. Srikar Reddy - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Việt Nam và Ấn Độ đều có ngành dệt may phát triển, đang nằm trong top 5 nước xuất khẩu nhiều nhất trong ngành dệt may thế giới. Việt Nam là một trong những trụ cột trong "Chính sách hướng Đông" của Chính phủ Ấn Độ. Tính đến nay, Ấn Độ đã đầu tư 176 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 814 triệu USD, đứng thứ 28/126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sang Việt Nam năm 2017 đạt 429 triệu USD, dù tăng trưởng khoảng 44% so với năm 2016 nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam. 

Hiện, nhiều công ty Ấn Độ đã đầu tư vào lĩnh vực dệt may Việt Nam. Ngược lại, các DN dệt may Việt Nam có thể phát triển đầu tư sản xuất hàng may sẵn ngay tại Ấn Độ để cung ứng cho thị trường 1,3 tỷ dân nước này. Chính phủ Ấn Độ cho phép đầu tư FDI 100% theo lộ trình tự động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hàng dệt may và quảng bá chiến dịch "Made in India" nhằm gia tăng sự thâm nhập vào thị trường Ấn Độ. 

"Theo lộ trình tự động hóa, các nhà đầu tư quốc tế có thể đầu tư mà không cần có sự chấp thuận trước của Chính phủ Ấn Độ. Các công ty Việt Nam có thể tận dụng các chính sách này và tiềm năng khách hàng sẵn có bằng cách đầu tư sản xuất các mặt hàng sợi, vải, quần áo may sẵn tại Ấn Độ" - ông K. Srikar Reddy nhấn mạnh. 

Cộng đồng DN Ấn Độ ngày càng quan tâm đến việc đầu tư và kinh doanh với thị trường Việt Nam. Gần đây nhất, vào đầu tháng 4/2018, 19 DN trong ngành may mặc của Ấn Độ đã đến TP. Hồ Chí Minh để tham dự triển lãm Saigontex 2018, đồng thời tiếp xúc trực tiếp với các DN Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) - hiện tại, điểm nghẽn của ngành dệt may Việt Nam là nguyên phụ liệu. Hàng năm, ngày dệt may đang nhập bông 100%, nhập 900.000 tấn sợi và vải trên 11 tỷ USD, trong khi đó thế mạnh của Ấn Độ là bông, xơ, sợi. Vì thế, hai bên có thể bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập từ Ấn Độ hơn 200 triệu USD các mặt hàng bông, xơ, sợi và vải.

(Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử)

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.996
Khách
: 755
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0