Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 19/04/2024

Đăng ký nhận tin

Loại bỏ mùi mồ hôi trên vật liệu dệt

30/05/2014 10:06 SA
Mùi mồ hôi thường có xu hướng bám lâu và khó giặt sạch trên quần áo. Đây không chỉ  là vấn đề đối với người mặc mà còn là câu hỏi cho các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp chất tẩy rửa và sản xuất máy giặt. Các nhà khoa học tại Viện Hohentein (Đức) đã nghiên cứu để tìm hiểu lý do tại sao những phân tử mùi này lại dính chặt với các vật liệu dệt, thậm chí ngay cả sau khi giặt.

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Dirk Hofer đứng đầu đã phát triển hai phương pháp thử nghiệm để đo số lượng phân tử mồ hôi bị giữ lại trên vật liệu dệt. Với công trình này, xu hướng về vật liệu dệt hấp thụ mùi mồ hôi có thể được xem xét lại từ công đoạn thiết kế và sau đó được tác động theo đúng hướng để có những loại vật liệu dệt ưu việt hơn. Điều này không chỉ cần thiết cho quần áo thể thao và quần áo thông thường mà còn cho những vật liệu dệt dùng bọc ghế ngồi trên phương tiện vận tải công cộng và hàng không.

Việc ngăn ngừa mùi mồ hôi khó chịu trong vật liệu dệt và loại bỏ chúng không phải là nhiệm vụ đơn giản. Mồ hôi có thành phần rất phức tạp, nó được tạo từ nhiều loại chất hóa học khác nhau. Trong số các chất này, các axit cacboxylic là chất chính gây ra mùi mồ hôi. Trong nghiên cứu của nhóm, các nhà khoa học “tiêm” một lượng axit cacboxylic vào các loại vật liệu dệt khác nhau có cùng cấu trúc dệt (dệt kim, móc…) và cùng khối lượng trên đơn vị diện tích (g/m2) cho năm loại xơ cơ bản: cotton, polyester, viscose, len, tơ. Sau thời gian ngấm ướt trong 24 giờ, các nhà nghiên cứu đo lại lượng axit cacboxylic hấp thụ và so sánh.

Các nhà nghiên cứu còn áp dụng phương pháp thử nghiệm thứ hai bằng cách sử dụng dung dịch mồ hôi tổng hợp có chứa một vài thành phần chính của mùi mồ hôi với các tỷ lệ xác định tẩm vào các mẫu vật liệu dệt và giữ trong cùng điều kiện nhiệt độ. Khi kết thúc thời gian ủ, cường độ mùi trong vật liệu dệt được chuyên gia thử nghiệm đánh giá bằng những phương pháp đặc biệt.

Sau những thử nghiệm này, các chuyên gia của Viện Hohenstein đảm bảo rằng họ không chỉ biết được các lý do mùi mồ hôi lại bám chặt vào vật liệu dệt, mà họ còn tìm ra cách để loại trừ vấn đề này bằng cách hợp tác với ngành công nghiệp chất tẩy rửa và sản xuất máy giặt.

Các nhà khoa học cũng lý giải: mùi mồ hôi trên vật liệu dệt phụ thuộc vào việc nó hấp thụ và giải phóng ra bao nhiêu phân tử mồ hôi theo thời gian và sự cảm nhận mùi. Chất liệu cotton liên kết và giữ nhiều phân tử mồ hôi hơn nhưng lại kiểm soát tốt hơn polyester. Các phân tử gây mùi dễ bị phân tách từ polyester hơn. Đó là lý do quần áo từ chất liệu cotton có mùi không mạnh bằng quần áo từ polyester.

Nhờ công trình nghiên cứu và phát triển này của Viện Hohentein, các nhà sản xuất chất tẩy rửa và máy giặt cũng sẽ có thể đảm bảo trong tương lai rằng sản phẩm của họ làm ra sẽ giúp giảm đáng kể mùi mồ hôi trong quá trình giặt, đặc biệt là trong trường hợp kết hợp với vật liệu dệt mới.

Nguồn: Vinatex
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.110.121
Khách
: 1.201
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0