Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Ứng Dụng Internet Vạn Vật trong quản lý tài sản tại nhà máy dệt

22/07/2019 02:24 CH
Quản lý tài sản (cũng còn gọi là theo dõi tài sản) là quá trình theo dõi tài sản thực của công ty và thông tin về tài sản, gồm ai đang sử dụng, ở đâu và khi nào. Tài sản thực có thể là xe ô tô, đội tàu thuyền, máy tính hoặc các thiết bị khác được dùng trong sản xuất kinh doanh.
 Thường thì các công ty nhỏ dựa vào danh sách viết tay hoặc bảng tính Excel để theo dõi tài sản. Các công ty lớn hơn thì thực hiện các giải pháp quản lý tài sản tinh vi hơn, cho phép nhân viên dễ dàng tiếp cận và cập nhật thông tin tài sản.

QUẢN LÝ TÀI SẢN DỰA TRÊN IOT NHƯ THẾ NÀO?

Internet vạn vật (IoT) tích hợp thiết bị thực với các hệ thống công nghệ thông tin bằng cách gửi và trao đổi dữ liệu qua Internet. IoT đưa phần mềm quản lý tài sản tới tầm cao mới bằng cách cho phép các dụng cụ được kết nối tự động gửi thông tin về tình trạng của chúng mà không cần sự trợ giúp của con người. Ví dụ, bạn có thể biến tài sản bình thường thành dụng cụ IoT bằng cách gắn một cảm biến vào tài sản. Cảm biến tự động gửi thông tin về tình trạng của tài sản như vị trí và sự cố có thể xảy ra tới hệ thống trung tâm, cho phép công ty chủ động thu thập và phân tích dữ liệu về tài sản của mình mà không có sự tham dự của con người. Các hệ thống quản lý tài sản dựa trên IoT cũng có thể đưa ra các tín hiệu cảnh báo về việc thiết bị có sự cố và hỏng hóc, dùng dữ liệu tạo nên các lịch bảo dưỡng tự động và sửa chữa tài sản trước khi xảy ra sự cố. Dựa trên dữ liệu thu thập được, các giải pháp quản lý tài sản dựa trên IoT có thể cung cấp cho công ty sự báo động trong thời gian thực, phân tích dự đoán, báo cáo tự động, hiểu rõ dữ liệu… Dưới đây là một số ứng dụng IoT trong quản lý tài sản:

• Vị trí: dữ liệu định vị tự động, theo dõi tài sản và các giải pháp định vị địa lý (geofencing), (ví dụ sử dụng thiết bị định vị GPS);

• Số giờ sử dụng: theo dõi tự động số giờ sử dụng và thông báo về các giá trị ngưỡng đạt được (ví dụ cảm biến gia tốc);

• Kiểm kê hàng tồn: kiểm kê hàng tồn tự động mà không cần đến các sự kiện kiểm kê hàng riêng rẽ;

• Dòng nguyên liệu: tự động theo dõi và báo cáo dòng nguyên vật liệu (ví dụ bằng nhãn RFID).

Theo nghiên cứu của Zebra về tầm nhìn trong sản xuất, các giải pháp theo dõi tài sản thông minh dựa trên RFID và IoT dự kiến sẽ vượt qua các phương pháp dựa trên bảng tính truyền thống vào năm 2022. Bằng cách cung cấp dữ liệu thời gian thực chính xác về tài sản doanh nghiệp, trạng thái, vị trí và chuyển động của chúng, giải pháp quản lý tài sản dựa trên IoT loại bỏ gánh nặng theo dõi từ nhân viên (giải phóng tối đa 18 giờ thời gian làm việc hàng tháng) và loại bỏ các lỗi liên quan đến các phương pháp nhập dữ liệu thủ công.

VÍ DỤ VỀ ỨNG DỤNG IOT QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG NHÀ MÁY DỆT

Một nhà máy dệt Đài Loan muốn hợp lý hóa dòng sản xuất có hiệu quả đã thành lập nhóm đặc nhiệm IT chịu trách nhiệm thực hiện ứng dụng IoT. Công ty sau đó tham dự vào chương trình Advantech WISE-PaaS Alliance để được hỗ trợ kỹ thuật hàng đầu. Công ty đã sử dụng WISE-PaaS để triển khai ứng dụng IoT khi cố gắng đạt môi trường sản xuất 4.0 và các thực hành kinh doanh thông minh hơn. Công ty thường xuyên sử dụng tới 2.000 xe đẩy để vận chuyển nguyên liệu và bán thành phẩm đi tới các máy sản xuất. Nhà máy thường sử dụng các tờ giấy viết tay mô tả nguyên liệu đính kèm theo xe. Phương pháp truyền thống này làm cho việc truy tìm sản phẩm cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, để đảm bảo nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm đi đúng đến máy sản xuất cũng là vấn đề khó khăn. Công ty mong muốn có một giải pháp thông minh để truy tìm tài sản trong nhà máy. Họ cũng muốn có một giải pháp để giúp họ thu thập dữ liệu của quá trình gia công để giúp họ có thể cải tiến hiệu quả sản xuất.


























Giải pháp IoT Công ty công nghệ thông tin Advantech là người triển khai giải pháp IoT cho nhà máy với việc sử dụng phần mềm Microsoft Azure và nền tảng WISE-PaaS của mình. Phần mềm Microsoft Azere giúp các ứng dụng trên thế giới trở nên thông minh bằng cách sử dụng hạ tầng cơ sở thế hệ tiếp theo, dữ liệu và các dịch vụ phát triển. Kiến trúc linh hoạt và có thể mở rộng của nền tảng WISE-PaaS cho phép tích hợp trơn tru giữa tính đa dạng của các giải pháp đám mây và thiết bị bằng cách áp dụng 150+ RESTful APIs, các dịch vụ web…

Dưới chương trình WISE-PassA Alliance của Advantech, công ty dệt đã triển khai hệ thống theo dõi xe tại cơ sở sản xuất. Các nhãn RFID được gắn vào mỗi xe và một ăng ten của đầu đọc RFID được gắn vào mỗi máy hoặc thiết bị. Khi xe tới gần thì đầu đọc RFID nhận được ID (số nhận diện) của xe này từ nhãn gắn trên xe và truyền dữ liệu tới cổng dữ liệu ARD1123. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ xa WISE-PaaA/RMM và phần mềm giám sát và quản lý dụng cụ, cổng đảm bảo việc truyền dữ liệu và an ninh của dụng cụ. WISE-PaaS cũng cung cấp RESTful APIs để tích hợp dễ dàng với hệ thống điều hành sản xuất (MES) với các ghi chép sản xuất điện tử. Và phần mềm Microsoft Azure cung cấp việc tính toán và phân tích dữ liệu lớn IoT. Quan trọng nhất là WISE-PaaS tạo ra sự tiếp cận dễ dàng tới các nền tảng lập trình và có thể được tích hợp với các giải pháp quản lý hiện hành để cải thiện sản phẩm/dịch vụ và kinh doanh thông minh.

Đánh giá tác động của giải pháp:

• Xây dựng được hồ sơ theo dõi sản xuất về vấn đề nguyên vật liệu, các thành phần và các quá trình sản xuất.

• Giải pháp có hiệu quả chi phí kết hợp công nghệ RFID để thực hiện quản lý điện tử và theo dõi tài sản trong thời gian thực.

Nguồn: Tạp chí Thời trang và Dệt may Việt Nam

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.067
Khách
: 1.048
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0