Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo về công nghệ môi trường và xử lý nước của Nhật Bản trong ngành dệt may và dệt nhuộm

23/01/2019 01:43 CH
Ngày 22/01/2019 tại Khu công nghiệp Bảo Minh (Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã phối hợp với “Team E-Kansai” Nhật Bản tổ chức Hội thảo về công nghệ môi trường và xử lý nước của Nhật Bản trong ngành dệt may và dệt nhuộm.

Tham dự Hội thảo có các doanh nghiệp dệt may, dệt nhuộm và một số thành viên của các ngành khác (như da giày, thuộc da..), cùng đại diện các KCN trong ngành dệt may, da giầy, các chuyên gia về môi trường…

Ngành Dệt May Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, trở thành phân xưởng sản xuất dệt may lớn của thế giới, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển thì vấn đề môi trường lại trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong quá trình hoạt động sản xuất và vận chuyển, ngành đã sử dụng rất nhiều năng lượng, quá trình đó sẽ sinh ra rất nhiều nước thải, khí thải và rác thải… gây ra áp lực lớn đối với môi trường trên trái đất như: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất.

Nếu ngành cứ khai thác tài nguyên mà không bảo vệ môi trường thì việc sản xuất sẽ không thể bền vững. Bởi vậy tương lai của ngành dệt may cần được đảm bảo sản xuất theo phương thức tiết kiệm, nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường. Chỉ những công ty đáp ứng được yêu cầu sản xuất bằng sáng tạo và công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường thì mới có thể phát triển bền vững được.

Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG), do Liên hiệp quốc (LHQ) xác định, cũng chỉ rõ tầm quan trọng của việc hành động để đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Để ngành Dệt May Việt Nam được phát triển bền vững thì việc đáp ứng nhu cầu của xã hội là cực kỳ cần thiết.

Với thực trạng kể trên, Hội thảo về công nghệ môi trường và xử lý nước của Nhật Bản trong ngành dệt may và dệt nhuộm đã tập trung giới thiệu các công nghệ môi trường, đặc biệt liên quan đến xử lý nước thải dệt may và dệt nhuộm, đồng thời giới thiệu những kinh nghiệm của Việt Nam và Nhật Bản để góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa hai vấn đề “Phát triển kinh tế” và “ Bảo vệ môi trường”.

Nổi bật trong Hội thảo là trình bày của ông Chuzo Nishizaki, cố vấn kỹ thuật của “Team E-Kansai” Nhật Bản về những công nghệ mới nhất trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, cân bằng lưu lượng và xử lý khử màu.

“Hy vọng sau Hội thảo, các đại diện doanh nghiệp dệt nhuộm Việt Nam, các khu công nghiệp dệt may và các công ty hạ tầng khu công nghiệp sẽ lĩnh hội những kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, và có kế hoạch kịp thời, có hành động thay đổi để giải quyết thách thức liên quan đến xử lý nước thải dệt may và dệt nhuộm, phấn đấu thực hiện chiến lược xanh hóa ngành dệt may.” – Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas nhấn mạnh.

Team E-Kansai là Diễn đàn thúc đẩy giao lưu kinh doanh trong lĩnh vực môi trường và tiết kiệm năng lượng giữa Kansai với Châu Á. Đây cũng là Tổ chức phát triển quan hệ hợp tác giữa khu vực Kansai (khu kinh tế lớn thứ 2 của Nhật bản trong đó có các thành phố lớn như Osaka, Kyoto, Kobe) và các nước Châu Á trong ngành công nghệ môi trường. Team E-Kansai được sự tài trợ và giúp đỡ từ Bộ Kinh Tế và Công Nghiệp Khu Vực Kansai, trong đó có khoảng 180 doanh nghiệp và 30 cơ quan tham gia.

Dưới đây là một số hình ảnh về buổi hội thảo

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.304
Khách
: 45
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0