Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 20/04/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo Hiệp định CPTPP và EVFTA - những tác động đối với ngành Dệt may Việt Nam

18/07/2018 04:13 CH
Ngày 18 tháng 7 tại Hà Nội, được sự bảo trợ của Bộ Công Thương Việt nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Hội thảo Hiệp định CPTPP và EVFTA - những tác động đối với ngành Dệt may Việt Nam". Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý chiến lược, Hiệp hội Logistic, đông đảo đại biểu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cơ quan báo chí truyền thông và Công ty Tân Cảng Sài gòn - nhà tài trợ chính cho chương trình.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu từ việc áp dụng chính sách tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. Các chính sách này không chỉ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, việc làm và đầu tư mà còn tác động thúc đẩy cải cách trong nước. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ đáng ngưỡng mộ, đất nước vẫn ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện đang phấn đấu trong quá trình chuyển đổi khó khăn để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Việc gia nhập vào TPP (và nay là CPTPP)  và EVFTA tạo cho Việt Nam cơ hội để tiếp tục con đường tăng trưởng nhanh chóng và để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng mang theo những rủi ro đáng kể và nếu các cam kết không được thực hiện một cách cẩn trọng, nhiều lợi ích tiềm tàng của các hiệp định này có thể bị bỏ qua.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp Hội Dệt may Việt Nam nhận định phần quan trọng cốt lõi của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào là việc thực hiện. Điều này đặc biệt khó khăn trong nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, nơi vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa các cam kết quốc tế và pháp luật và các quy định trong nước. Trọng tâm mạnh mẽ trong các hiệp định thương mại được xem là thế hệ mới này đòi hỏi những nỗ lực lớn của các bên liên quan ở Việt Nam nhằm thực thi một cách đầy đủ các cam kết phía sau đường biên.































Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phát biểu

Liên quan đến việc ƯU TIÊN CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH MỚI: Việt Nam có thể hưởng lợi tối đa từ các hiệp định mới này như thế nào? Một số điều khoản trong hiệp định phản ánh lợi ích của các đối tác, tuy nhiên nhiều điều khoản có liên quan đến những cải cách có  thể được sử dụng để tăng cường khung phát triển của Việt Nam? Các hiệp định có  thể trở thành một phần trong chiến lược thực hiện mục tiêu phát triển dài hạn như thế nào? Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập Bộ Công Thương đã có những chia sẻ cùng doanh nghiệp đánh giá chung dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước. 






























Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập Bộ Công Thương

Ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch Hiệp Hội cho biết: Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với tốc độ tăng 10,43% của cùng kỳ 2017. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong 6 tháng đầu năm, cùng với những diễn biến mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung theo hướng có lợi cho hàng hóa của Việt Nam cũng như tiến độ nhập khẩu NPL đang tăng nhanh, dự kiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch ước đạt 18,5 tỷ USD, nâng KNXK cả năm đạt 35 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD so với kế hoạch. Về thị trường xuất khẩu, những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017. 

Đóng góp vào sự phát triển chung của ngành dệt may, Hiệp hội Dệt May VN đã triển khai hàng loạt các chương trình xúc tiến thương mại, hội thảo, đào tạo, tham vấn kiến nghị cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho DN. Một số chương trình trọng điểm gồm: Chương trình xúc tiến thương mại (Magic Show-Las Vegas; Apparel Sourcing-Paris; Textillegprom- Moscow,Nga), Chương trình đào tạo nguồn nhân lực nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương VN với Meti Nhật Bản; với Bộ CN và năng lượng Hàn Quốc; chương trình hợp tác giữa VITAS-KITECH Hàn Quốc; VITAS – KOFOTI, Hàn Quốc; VITAS – TTF Đài Loan; dự án SIPPO Thụy Sỹ, Chương trình của IDH, V-LEEP của USAID Mỹ…
































Ông Trương Văn Cẩm - phó Chủ tịch Hiệp Hội phát biểu

Tiếp tục chương trình, ông Vương Đức Anh - trưởng nhóm đàm phán Quy tắc xuất xứ Hiêp định TPP có bài phát biểu chia sẻ về Hiệp định CPTPP và EVFTA và những tác động đối với ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, tổ chức thi hành pháp luật là một thách thức không nhỏ ở Việt Nam. Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt Hiệp định cần chú trọng tăng cường công tác thực thi pháp luật đảm bảo tuân thủ các cam kết trong Hiệp định CPTPP và EVFTA để đạt được mục tiêu đặt ra khi tham gia các Hiệp định này và tận dụng tốt ác cơ hội mà nó mang lại cho sự phát triển của đất nước. Nhiệm vụ này cũng phù hợp với việc chuyển hướng Chiến lược xây dựng pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Việc tham gia CPTPP và EVFTA sẽ không hiệu quả nếu như Việt Nam không chuẩn bị sẵn sàng các  điều kiện cần thiết, trong đó có việc thông tin, tuyên truyền tạo nhận thức chung để cùng hành động.  Do vậy, cần có cơ chế thông tin, tạo sự nhận thức chung về Hiệp định TPP và những tác động của Hiệp định này đối với Việt Nam, chuẩn bị kỹ lưỡng để triển khai việc thực thi Hiệp định, tạo điều kiện  để doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội do các Hiệp định này mang lại. 






























Ông Vương Đức Anh phát biểu tại hội thảo

Theo thống kê của nhiều báo cáo, chi phí logistic hiện nay của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, cụ thể so với Thái Lan cao hơn 6%, so với Trung Quốc cao hơn 7%, so với Malaysia cao hơn 12% và cao gấp 3 lần so với Singapore. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của hàng dệt may so với các nước trong khu vực dù Việt Nam được cho là Quốc gia có chi phí nhân công thấp hơn. Để đưa ra được giải pháp góp phần tạo ra chuỗi logistic hiệu quả cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, bà Phạm Thúy Vân- Phó Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn có bài chia sẻ về giải pháp logistic cho ngành dệt may Việt Nam.






























Bà Phạm Thúy Vân- Phó Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn


Cuối buổi hội thảo, các doanh nghiệp đã có phiên thảo luận, trao đổi với các diễn giả, giải quyết được những thắc mắc của doanh nghiệp về logistic cũng như nắm rõ về quy tắc của các Hiệp định thương mại hiện nay.


































































» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.110.914
Khách
: 704
 
Hội thảo Hiệp định CPTPP và EVFTA - những tác động đối với ngành Dệt may Việt Nam Rating: 5 out of 10 70864.
Core Version: 1.8.0.0