Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( Trans - Pacific Partnership Agreement - TPP) là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết giữa 12 nước thành viên vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland - New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa 12 nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Sau hơn 05 năm đàm phán, Hiệp định này đã hoàn tất đàm phán cuối năm 2015, được ký chính thức đầu năm 2016 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng năm 2018.
Với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, TPP đã từng được kỳ vọng có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên ngày 23/01/2017 Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Washington khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hãy cùng nhìn lại các văn kiện đầy đủ của TPP để đánh giá tác động của việc tham gia hoặc không tham gia vào TPP của Việt Nam và các nước thành viên
Văn kiện đàm phán đầy đủ của TPP bao gồm 30 Chương, với gần 6.000 trang văn bản (tiếng Anh), cho thấy đây là Hiệp định có khối lượng các cam kết lớn nhất, phức tạp nhất mà Việt Nam từng có cho tới thời điểm hiện tại.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam xin giới thiệu Cuốn Cẩm nang Tóm lược Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Phòng Thương mại Việt Nam biên tập. VITAS đánh giá, đây là cuốn Cẩm nang giới thiệu về TPP khá toàn diện theo cách thức ngắn gọn, dễ hiểu, với các đánh giá ban đầu về các tác động tới doanh nghiệp, cùng các lưu ý doanh nghiệp về những vấn đề cần quan tâm nhất
Xin vui lòng tải tài liệu tại đây:
Cẩm nang Giới thiệu TPP
Chương 4: Dệt may
Phụ lục 4-A: Quy tắc xuất xứ
Phụ lục 4-A: Quy tắc xuất xứ ( tiếp)
Tiểu phụ lục 1 - Các mặt hàng của danh mục nguồn cung thiếu hụt
Tiểu phụ lục 1 - Các mặt hàng của danh mục nguồn cung thiếu hụt bản Tiếng Anh