Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam – Đài Loan 2017 đã diễn ra tại TP. HCM

10/12/2017 10:51 SA

Ngày 08/12/2017 tại TP. HCM, Diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam – Đài Loan 2017 do Liên đoàn Công nghiệp Đài Loan và VCCI và các hiệp hội, liên đoàn chuyên ngành phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP. HCM. Diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam – Đài Loan tập trung thảo luận nhằm xây dựng những chuỗi liên kết Việt - Đài trong thời gian tới, đặc biệt tập trung vào ba lĩnh vực có tiềm năng nhất là dệt may, kỹ thuật cơ sở công nghiệp nhẹ và thành phố thông minh. 

 

Các đại biểu, quan khách tham dự diễn đàn

Đài Loan là lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1980, bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Đài Loan có hơn 2.500 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp khoảng 30,70 tỷ USD, đứng thứ 4 trong tổng số 116 nền kinh tế đầu tư tại Việt Nam (đứng sau Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản).

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS và Ông Justin Huang – Chủ tich TTF ký Bản thỏa thuận hợp tác

Trong phiên toàn thể, các hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị của Việt Nam và Đài Loan đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp. Trong thời gian tới, hai bên kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Tại đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Liên đoàn Dệt May Đài Loan (TTF) đã ký kết Bản thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may.

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS phát biểu

Tại phiên tọa đàm về ngành dệt may do VITAS và TTF đồng chủ trì, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS cho biết, dự kiến kim ngạch XK dệt may của VN năm 2018 khoảng 34 tỷ USD, đến năm 2025 khoảng 55 tỷ USD. Hiện tại, ngành dệt may VN đang cần bổ sung nguồn cung thiết hụt, đầu tư vào các công đoạn còn thiếu: vải dệt thoi, yarndye, nhuộm hoàn tất, thiết kế… Việt Nam hàng năm nhập vải khoảng 11 – 12 tỷ USD. Ngành dệt may VN và kỳ vọng vào sự đóng góp của các DN Đài Loan, mong muốn phía Đài Loan đầu tư vào VN những công nghệ mới, CN 4.0… Đồng thời giúp các DN VN đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đội ngũ quản trị công nghệ 4.0, thiết kế thời trang 3D …Ông Giang cũng đề nghị 2 bên tăng cường trao đổi thông tin, chương trình phối hợp. Phía VITAS cũng cam kết sẽ tư vấn cho các DN Đài Loan chính sách đầu tư vào VN để tạo điều kiện cho các DN Đài Loan đầu tư và kinh doanh tại VN theo hướng phát triển bền vũng.

 

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm TTK VITAS phát biểu

Phát biểu về thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm TTK VITAS cho biết, về SX Bông trong nước đáp ứng chỉ 1% nhu cầu. Sợi sản xuất trên 1,2 triệu tấn/năm và 70% XK, song lại nhập với số lượng gần tương tự với chất lượng cao hơn từ TQ 43%, HQ 20%, ĐL 15%. Vải NK chiếm 85% tổng nhu cầu, trong đó từ TQ (50% tổng giá trị), HQ (18%), ĐL (15%), tạo ra điểm “nghẽn” tại khâu dệt nhuộm. Tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%. Phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu CMT (65%), phương thức FOB/OEM (25%), ODM 9% và OBM chỉ 1%. Trình độ công nghệ, ngoại trừ công đoạn may có thể sánh ngang với các nước trong khu vực, còn lại là tương đối thấp. Trình độ lao động dệt may thấp (78,9% LĐ phổ thông, CNKT, TCCN 15,8%, Cao đẳng, đại học và trên ĐH 4,67%). Ông Cẩm cũng nêu rõ định hướng ưu tiên trong hợp tác đầu tư là: Nguyên liệu, xơ tổng hợp; Sợi chất lượng cao, sợi nhuộm và sợi chi số cao; Dệt, nhuộm, hoàn tất (dệt thoi, dệt kim); Phụ liệu cho may XK. Đặc biệt đối với Phía Đài Loan, Ông Cẩm cũng nêu lên một số lĩnh vực để 2 bên tăng cường hợp tác. Đó là hình thành chuỗi liên kết giữa các DN dệt may của VN và DN FDI của Đài Loan; Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ thế hệ mới để thích ứng với CMCN 4.0; Đào tạo nguồn nhân lực (cán bộ kỹ thuật, công nghệ cho các khâu dệt, nhuộm, thiết kế thời trang); Kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm; Thúc đẩy ký kết FTA giữa VN và ĐL.

 

Ông Lê Quốc Ân – Trưởng ban Cố vấn VITAS phát biểu

Nói về định hướng phát triển ngành dệt may VN, Ông Lê Quốc Ân – Trưởng ban Cố vấn VITAS cho rằng, cần lựa chọn sản phẩm đúng để sản xuất, chính phủ cần có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, việc đầu tư phải đảm bảo phát triển bền vững và xây dựng doanh nghiệp thông minh. Ông Ân nêu rõ, ngành dệt may phát triển bền vững là một yêu cầu bức thiết. Tính bền vững phải đáp ứng hài hòa giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội. Về việc số hóa doanh nghiệp, đây là yêu cầu cấp thiết trong tương lai gần, bao gồm các ứng dụng: cơ sở dữ liệu lớn, internet vạn vật, điện toán đám mây, tự động hóa, in 3D và nhà máy thông minh. Ông Ân khẳng định, Việt Nam luôn chào đón và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đến và đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Việt Nam mong muốn hợp tác với Đài Loan để góp phần làm cho ngành dệt may Việt Nam phát triển ngày càng bền vững và thông minh.

 

Chủ tịch VITAS, chủ tịch TTF và các diễn giả tại phiên tọa đàm về ngành dệt may

Tại Diễn đàn, các đại biểu đều cho rằng, những chính sách hiện nay của Việt Nam phù hợp với chính sách hướng Nam của Đài Loan, sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa hai bên. Sự hợp tác này sẽ giúp Việt Nam - Đài Loan tiếp tục phát triển, cùng có lợi và bổ trợ những ưu khuyết điểm cho nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam và Đài Loan còn có thể đẩy mạnh việc trao đổi kinh nghiệm hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực. Hiện Việt Nam đang cần một thế hệ FDI đầu tư mới với hàm lượng công nghệ cao, chất lượng, giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế số, của xu hướng đổi mới sáng tạo và CN 4.0.

Việt Nam kỳ vọng các doanh nghiệp Đài Loan sẽ tích cực liên kết với doanh nghiệp Việt Nam và thúc đẩy làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Được biết, các nhà tổ chức đã thống nhất sẽ tiến hành Diễn đàn Hợp tác công nghiệp Đài Loan và Việt Nam luôn phiên thường niên trong những năm tiếp theo.

Một số hình ảnh tại Diễn đàn

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - VITAS

 

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.087.112
Khách
: 877
 
Diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam – Đài Loan 2017 đã diễn ra tại TP. HCM Rating: 5 out of 10 133256.
Core Version: 1.8.0.0