Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Công văn số 154/2021/VITAS-CS: đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 và kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách

Ngày 30/8/2021, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã gửi Công văn số 154/2021/VITAS-CS lên Ban Kinh tế Trung Ương báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 8 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 và kiến nghị, đề xuất một số cơ chế chính sách hỗ trợ DN.

1.    Tình hình SXKD 8 tháng 2021 của ngành

Số liệu thống kê cho thấy, nhờ sự vào cuộc chống dịch quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong năm 2020 đi đôi với chủ trương thực hiện mục tiêu kép, nên tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành dệt may các tháng đầu năm 2021 đã có nhiều khởi sắc. Tổng KNXK hàng dệt may của Việt Nam 8 tháng ước đạt 25,96 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2020 và tăng 0,7% so với cùng kỳ 2019.Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc đạt 19,5 tỷ USD tăng 7,84% so với cùng kỳ năm 2020, XK vải đạt 1,59 tỷ USD tăng 36,3%, XK xơ sợi 3,56 tỷ USD tăng 60%, XK vải không dệt đạt 497 triệu USD tăng 84,7%, XK phụ liệu dệt may đạt 793 triệu USD tăng 20%. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 16,23 tỷ USD tăng 30,31% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 9,83% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, kim ngạch xuất siêu trong 8 tháng của ngành đạt 9,73 tỷ USD.
          
Tuy nhiên, mới đây diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam so với đợt dịch bùng phát ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh… đã làm cho nhiều DM dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Tổn thất không những về kinh tế mà cả uy tín đối với khách hàng. KNXK tháng 8/2021 của ngành ước giảm 18,69% so với tháng 7/2021 và giảm 5,88% so với tháng 8/2020. Bốn tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may và mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD sẽ rất xa vời. Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 9/2021 khả năng ngành chỉ đạt KNXK 33 – 34 tỷ USD.

2. Trước tình hình đó, Vitas đã gửi các kiến nghị và đề xuất một số cơ chế chính sách hỗ trợ DN như sau:

2.1 Để thực hiện “mục tiêu kép” vừa tập trung kiểm soát dịch, vừa duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho NLĐ, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng thì vấn đề khai thác nguồn vacxin nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng là vấn đề cấp bách. Bên cạnh lực lượng tuyến đầu và những người có nguy cơ cao cần ưu tiên tiêm vacxin cho NLĐ trong nhà máy và các khu công nghiệp, đội ngũ lái xe vận tải, shipper, nhân viên làm công tác XNK hàng hóa kết hợp với việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người lao động, người dân trong việc thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch (5K, 3 tại chỗ, một cung đường – hai điểm đến….)

2.2 Nhà nước tập trung hỗ trợ DN cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền để tránh cho DN không rơi vào tình trạng đứt thanh khoản. Cụ thể:
- Dừng các khoản thu không phải chi ngay như: 

+ Bộ LĐTBXH nghiên cứu đề xuất dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP nhưng không phải chỉ trong 6 tháng từ khi nộp hồ sơ mà 1 năm từ khi nộp hồ sơ. Đối với các DN nằm trong địa phương áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg được giảm 50% số tiền phải nộp.
+ Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị:

(i) Dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn trước mắt đến 30 tháng 6 năm 2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dừng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất (tức là ít nhất có 15% lao động phải tạm thời nghỉ việc (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghỉ không lương) thay vì 50% như quy định tại công văn số 2059/TLĐ của Tổng Liên đoàn ngày 28/5/2021.

(ii)  Miễn đóng đến 31/12/2021 cho DN nằm trong các địa phương thực hiện Chỉ thị 16.

(iii) Cho phép DN phối hợp với Công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại DN trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho NLĐ, hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn...
-        Cắt giảm các chi phí tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của DN:
 
+ Thành phố Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh hoãn áp dụng thu phí cảng biển cho đến 30/6/2022.
+ Để giảm bớt khó khăn cho DN, đề nghị Nhà nước tiếp tục giảm giá điện và thuế VAT từ 20-30% cho các DN ở các địa phương phải thực hiện Chỉ thị 16 đến hết tháng 6 năm 2022. Các địa phương không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các DN phải gồng mình chống dịch và nghiên cứu giảm tiền thuê đất 50% cho DN ở các địa phương áp dụng Chỉ thị 16 đến hết tháng 6 năm 2022.

3. Đề xuất chính sách và giải pháp lâu dài:
3.1. Sớm ban hành “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035” 
 
3.2. 
Đề nghị Nhà nước bỏ quy định nộp thuế VAT đối với DN sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu, thay vì phải nộp thuế trước rồi hoàn sau như quy định hiện nay.
3.3. Sớm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp thực tế và tương thích với những quy định liên quan của Bộ Luật Lao động 2019
3.4. Quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp phù hợp thực tế

Tài liệu đính kèm: Công văn số 154/2021/VITAS-CS


Tin khác :
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 »
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 »
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.570
Khách
: 317
 
Công văn số 154/2021/VITAS-CS: đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 và kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách Rating: 5 out of 10 3951.
Core Version: 1.8.0.0