Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 02/11/2024

Đăng ký nhận tin

Cơ hội và thách thức thực thi tra soát chuỗi cung ứng trong ngành Dệt may & Da giày

20/02/2023 01:09 CH
Ngày 17/2/2023 tại Hà Nội cuộc thảo luận song phương giữa hai nhóm chuyên gia Hà Nội và Paris về chủ đề “Thực hiện hiệu quả tra soát chuỗi cung ứng: Góc nhìn thực tiễn từ Việt Nam” đã được tổ chức dưới dạng kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

Trước thềm cuộc thảo luận song phương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày -Túi xách Việt Nam (LEFASO) với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế và phi chính phủtại Việt Nam: Fair Wear, CNV Internationaal, CDI, GIZ đồng tổ chức hội thảo chuyên đề: “Thực hiện hiệu quả thẩm định chuỗi cung ứng - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam”.

Là quốc gia có số lượng lớn doanh nghiệp và lực lương lao động sản xuất và gia công cho các nhãn hàng dệt may và da giày của châu Âu, các diễn giả phía Việt Nam bày tỏ sự quan tâm và những băn khoăn trước bối cảnh trách nhiệm tra soát ngày càng được yêu cầu chặt chẽ từ phía các quốc gia tiêu thụ.

Tại Hội thảo chuyên đề, các chuyên gia đều đồng tình rằng nếu được thực hiện hiệu quả và công bằng, việc đẩy mạnh tra soát sẽ giúp nâng tầm cho ngành dệt may và da giày của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ quản trị và cải thiện vị thế, quyền lợi của người lao động.


Tuy nhiên, nhiều vấn đề cơ bản cần được làm rõ cũng đã được nêu ra như với đặc điểm chuỗi cung ứng phức tạp, liên đới nhiều bên, liệu việc tra soát có thực hiện được một cách hiệu quả, giúp xử lý những vẫn đề gốc rễ của ngành hay không;

Nhiều ý kiến cũng đồng thời đề xuất trách nhiệm tra soát phải được chia sẻ công bằng giữa các bên trong chuỗi cung ứng, không thể chỉ đẩy rủi ro và trách nhiệm về phía các nhà sản xuất và gia công – nguồn lực và năng lực còn nhiều hạn chế, vốn lâu nay là bên có tiếng nói yếu thế hơn các nhãn hàng…

Tham gia phiên đối thoại với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Ông Lưu Tiến Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất: “Để thực hiện HRDD hiệu quả, cần có cam kết rõ ràng của các bên, định rõ được trách nhiệm của từng bên và cách thức hợp tác, chia sẻ trách nhiệm. Thực hiện tra soát chuỗi cung ứng áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp cung ứng cần có lộ trình và nên bắt đầu với các doanh nghiệp tiên phong, những doanh nghiệp có mức độ cam kết, nhận thức cao hơn và có năng lực, nguồn lực để triển khai”.

Ông Chung đồng thời đề xuất: các nhãn hàng, bên mua hàng cũng cần tạo động lực để các doanh nghiệp cung ứng duy trì và nhân rộng các nỗ lực cải thiện trong ngành, ưu tiên cho các vấn đề về người lao động, vì người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của ngành…

Góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho doanh nghiệp – ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, chia sẻ: “Trong bối cảnh có rất nhiều bộ tiêu chuẩn, quy định khác nhau liên quan đến thực hành và tra soát kinh doanh có trách nhiệm của ngành, của các nhãn hàng quốc tế và của các quốc gia thị trường , doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đáp ứng yêu cầu của nhiều bên.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Các nhãn hàng cần tăng cường đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất để họ có thêm nguồn lực thực hiện việc cải thiện một cách thực chất, nâng cao năng suất và đảm bảo quyền của người lao động, cơ quan nhà nước cần phát huy vai trò điều hành thông qua việc rà soát các tiêu chuẩn và quy định pháp luật trong nước để đảm bảo tinh thần của các yêu cầu này được phản ánh trong luật pháp, chính sách của quốc gia...

Tại hội thảo chuyên đề đại diện Tổng Công ty May 10 - doanh nghiệp đang hợp tác nhiều khách hàng và nhãn hàng lớn thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật Bản nhận thấy thực thi việc tra soát mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động… May 10 cho biết năm 2022 tại đơn vị có 170 cuộc đánh giá của khách hàng và tổ chức về trách nhiệm xã hội với nhiều bộ tiêu chuẩn theo đó doanh nghiệp đề xuất nên có các tiêu chuẩn chung để đánh giá tránh bị trùng lặp các nội dung thẩm định đánh giá nhất là các tiêu chuẩn xã hội...

Nhiều quy định khác cũng đang được dự thảo và dự kiến sẽ sớm được ban hành như Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU) về Trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp, Luật về trách nhiệm tra soát môi trường và quyền con người của Hà Lan, Lệnh cấm lao động cưỡng bức của EU. Những biến chuyển này đặt ra thách thức cho các nhãn hàng và doanh nghiệp cung ứng trong chuỗi giá dệt may, da giày nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các bên đẩy mạnh các sáng kiến hợp tác, thực hành mua hàng có trách nhiệm, tăng cường năng lực sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Một số hình ảnh từ Hội thảo chuyên đề và buổi Thảo luận song phương:


Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)


Ông Christoph Prommersberger- Phó Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam.


Bà Annabel Meurs- Trưởng bộ phận chuyển đổi chuỗi cung ứng, Quỹ May mặcCông bằng (Fair Wear).


Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng QA - Tổng công ty May 10


Bà Claudia Anselmi - Phó chủ tịch Eurocharm.







Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.369.723
Khách
: 991
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0