Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 15/10/2024

Đăng ký nhận tin

7 thông tin kinh tế nổi bật tuần từ 21/07 - 26/07

28/07/2014 09:46 SA
Việt Nam thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD .. là những thông tin kinh tế nổi bật tuần qua.


Dự thảo Nghị định về bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đóng 1% lương

Theo dự thảo, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2012/NĐ-CP, trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động.

7 tháng, CPI mới chỉ tăng 1,62%, thấp nhất 13 năm qua

Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 cả nước. So với tháng 6 năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,23%. Đáng chú ý là so với kỳ tháng 12 năm 2013 thì CPI tháng 7 mới tăng 1,62%- thấp nhất trong 13 năm qua! So với cùng kỳ năm 2013, 7 tháng đầu năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 4,8%.

Đóng góp lớn vào mức tăng CPI tháng 7 là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43% và nhóm giao thông tăng 0,44%.

Giá xăng dầu tăng qua 2 lần điều chỉnh vào ngày 23/6 và 7/7 dẫn đến giá xăng lập kỷ lục với mức 25.640 đồng/lít được cho là lý do lớn đẩy chỉ số giá tăng.

Xét ở quãng thời gian dài hơn, CPI tháng 7/2014 so với tháng 12/2013 có thể thấy khá nhiều điểm bất ngờ. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 1,82% trong đó tác động lớn chủ yếu từ nhóm ăn uống ngoài gia đình. Nhóm giao thông đạt mức tăng lớn nhất nhưng cũng chỉ mới tăng 3,2%.

Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD

Theo báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB) tính toán dựa trên số liệu năm 2012, xếp hạng Việt Nam thuộc nhóm các nước có thứ bậc từ 91 đến 120. Với mức này, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt được là 1.400 USD.

"Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000 USD nhưng thực tế không phải như vậy. Nguyên nhân chủ yếu do điều hành không hiệu quả", ông Olin McGill nói.

Điều hành kém, hệ thống hành chính cồng kềnh, thí dụ biểu hiện qua thời gian nộp thuế. Hiện mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm. "Với những kinh nghiệm tôi đã trải qua, nước kém nhất cũng chỉ mất khoảng 300 giờ, nhưng Việt Nam lên tới hơn 800 giờ là rất nghiêm trọng", ông McGill nói.

Thêm vào đó là chi phí thương mại qua biên giới cũng gây tốn kém trong khi nhập hay xuất khẩu bị "tắc" lại một ngày sẽ ảnh hưởng 1% tới tổng kim ngạch của Việt Nam. Với lượng thời gian lên tới 21 ngày như hiện nay, Việt Nam đang thất thoát tổng cộng 15% trong tổng kim ngạch thương mại.

Việt Nam thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu

Đây là tính toán của chuyên gia đến từ Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) khi đề cập đến những bất cập về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Tính toán theo quy chuẩn thế giới, hiện nay thời gian để hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu của Việt Nam nhiều hơn tới 16 ngày so với Top 10 nước có xếp hạng thương mại qua đường biên giới thuận lợi. Điều này đã khiến thất thu thương mại của nước ta lên tới 19 tỷ USD.

Về phần nhập khẩu, thời gian cũng kéo dài hơn khoảng gần nửa tháng khiến cho con số thất thu lên tới 17 tỷ đồng. Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết nếu cải thiện được số ngày thông quan hiện nay thì ước tính GDP của Việt Nam sẽ tăng 30%.

Nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD, lũy kế thặng dư 1,39 tỷ USD

Theo số liệu công bố của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 11,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,82 tỷ USD, tăng 11% ; nhập khẩu đạt 6,08 tỷ USD, tăng 20,8% so với nửa đầu tháng 7/2013.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/07/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 76,8 tỷ USD, tăng 14,7%; nhập khẩu đạt 75,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nửa đầu tháng 7 Việt Nam nhập siêu 260 triệu USD, làm giảm thặng dư thương mại từ đầu năm đến 15/07/2014 đạt 1,39 tỷ USD.

10 địa phương có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất 6 tháng đầu năm

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước 6 tháng đầu năm đạt gần 140,71 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong 64 tỉnh, thành phố, dẫn đầu về tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm là TP.HCM, trung tâm kinh tế của cả nước với 15,57 tỷ USD.

Xếp ngay sau TP.HCM là Bắc Ninh với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 11,54 tỷ USD, kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như Samsung. Samsung hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Bắc Ninh với 3,5 tỷ USD vào khu tổ hợp công nghệ cao sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử.

Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội lần lượt xếp thứ ba, tư, năm với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 7,82 tỷ, 6,2 tỷ và 5,37 tỷ USD. Nhóm 5 tỉnh dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu vượt xa các tỉnh thành khác còn lại trên cả nước.

Nợ công đến 31/12/2012 giảm trên 1632 tỷ đồng sau kiểm toán

Sáng ngày 25/7/2014 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức họp báo công bố báo cáo kiểm toán năm 2013.

Báo cáo cho thấy số liệu nợ công đến 31/12/2012 giảm 1.632,2 tỷ so với số báo cáo tại báo cáo các chỉ tiêu giám sát nợ do Bộ tài chính tổng hợp thừa, thiếu một số khoản vay, khoản nợ.

Theo KTNN, công tác quản lý nợ công của Bộ tài chính chưa được tập trung vào một đầu mối là Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nên việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối còn khó khăn, dẫn đến số liệu tổng hợp còn sai sót.

Tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh, hầu hết các chủ dự án chưa bố trí đủ mức vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư mà chỉ cam kết sẽ đảm bảo tỷ lệ theo quy định, và cũng chưa báo cáo về tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án. 16/53 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng nhưng chưa đăng ký tài sản đảm bảo theo quy định.

Nguồn: Cafef
» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.341.148
Khách
: 914
 
7 thông tin kinh tế nổi bật tuần từ 21/07 - 26/07 Rating: 5 out of 10 158543.
Core Version: 1.8.0.0