Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 04/05/2024

Đăng ký nhận tin

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Cần phải phản hồi những góp ý

21/08/2014 10:53 SA
Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đang trong quá trình lấy ý kiến. Đây là dự luật được nhiều phía quan tâm bởi tính chi phối rộng, tác động tới tất cả lĩnh vực, ngành nghề.

Chia sẻ bên lề Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, trong quá trình ban hành văn bản, cần có quy trình bắt buộc về việc phản hồi những ý kiến góp ý của người dân, doanh nghiệp.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được Quốc hội thông qua từ năm 2008, có hiệu lực từ tháng 1-2009 nhưng sau gần 5 năm thực hiện luật này vẫn chưa “sắp xếp” lại được góc nào trong “khu rừng” VBPL. Quan điểm của ông như thế nào về việc thực hiện Luật Ban hành VBQPPL thời gian qua?

Thời gian qua, với mỗi dự thảo luật, nghị định, việc lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào những doanh nghiệp thân quen, doanh nghiệp được thụ hưởng từ những chính sách đó. Còn những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn thì không biết hoặc ít có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình. Điều đó tôi cho rằng chưa phù hợp.

Thứ hai, việc tham vấn phải có quy trình đáp và ứng đủ thông tin, với hàng trăm dự thảo là rất khó và mất thời gian cho doanh nghiệp vốn không hiểu lắm về văn bản luật, do đó dự thảo khi lấy ý kiến doanh nghiệp cần phải có những thông tin tóm tắt, nêu rõ dự kiến có những thay đổi gì và như thế nào. Tôi tin rằng như vậy thì tham vấn mới có ý nghĩa.

Thứ 3, tham vấn là phải tăng cường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia ở mọi quy trình từ khi soạn thảo, thậm chí cho đến khi trình Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng cần có những kênh tham vấn riêng, trong đó minh bạch hóa quy trình là cách thức bảo đảm chất lượng VBPL.

Vậy theo ông, dự thảo Luật ban hành VPQPPL có kiểm soát được việc ban hành thông tư của các bộ?

Tình trạng lạm dụng thông tư thì nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã cảnh báo rồi. Tại cuộc họp Ban soạn thảo luật này, chúng tôi, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đã nêu vấn đề này. Có thể thấy, trong dự thảo, quy trình ban hành thông tư đã được công khai hơn như bắt buộc phải tham vấn chuyên gia, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cho rằng, việc quá lạm dụng thông tư trong ban hành văn bản pháp luật là triệt tiêu những tác động tích cực của các đạo luật hiện có. Mà đó là cách thức mà các bộ, ngành thường lạm dụng để đưa những ý tưởng, lợi ích của ngành mình vào. Bởi vì quy trình ban hành thông tư hiện hành không được lấy ý kiến rộng rãi như ban hành luật, thẩm định chặt chẽ, nên nhiều vấn đề sợ phản ứng của dự luật thì người ta đưa vào thông tư. Và nhiều thông tư thời gian qua đã cho thấy chất lượng chưa tốt, nên ngay tại hội thảo này và nhiều diễn đàn khác nhau, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, có lẽ hạn chế, thậm chí là không được ban hành thông tư. Còn nếu ban hành thông tư thì chỉ hướng dẫn kỹ thuật, hồ sơ chứ không ban hành nội dung quy phạm pháp luật.

Quy trình ban hành thông tư có yêu cầu lấy ý kiến của doanh nghiệp không, thưa ông?

Dự thảo luật có quy định bắt buộc lấy ý kiến tham vấn của doanh nghiệp, nhưng pháp luật hiện hành thì tùy vào thiện chí của cơ quan soạn thảo. Có cơ quan lấy ý kiến của doanh nghiệp rất nhiều lần, có cơ quan thì không.

Vậy cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng đưa lợi ích nhóm vào văn bản luật?

Tôi hiểu lợi ích nhóm rộng hơn. Có lợi ích nhóm tốt, có lợi ích nhóm không tốt cho cộng đồng và xã hội. Quan trọng là quy trình văn bản luật phải bảo đảm làm sao để tất cả các lợi ích nhóm bị ảnh hưởng đều được quan tâm, lên tiếng, thể hiện quan điểm của mình. Và cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, từ Chính phủ đến Quốc hội đều có thể biết, nghe tiếng nói của các nhóm lợi ích như vậy.

Việc ban hành VBPL phải dựa trên lợi ích nhóm số đông, lợi ích quốc gia. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải minh bạch hóa vấn đề này bởi nếu không cẩn thận thì những nhóm lợi ích mạnh, nhóm lớn tiếng thì mới được nghe thấy, còn những nhóm doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đặc biệt là nhóm của người tiêu dùng thì ít được nghe. 

Trong kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, nhiều doanh nghiệp nói rằng không biết có được tiếp thu hay không. Theo ông dự thảo cần quy định như thế nào để chấm dứt tình trạng này?

Việc phản hồi là trách nhiệm rất quan trọng. Khuyến khích người ta góp ý kiến thì người ta cũng muốn biết có được tiếp thu, tiếp thu đến đâu, ý kiến đó có ai nghe hay không. Tôi nghĩ rằng, phải  lập ra một quy trình, một văn hóa công khai trên web, tờ trình để cho biết ý kiến đó có được tiếp thu, vì sao không tiếp thu. Đối với đạo luật quan trọng, văn bản quan trọng thì phải chia ra theo nhóm và giải trình, đó không phải là vấn đề quá phức tạp mà không thể không làm được.

Tôi cho rằng, đấy là quy trình bắt buộc trong quá trình ban hành VBQPPL và phải được quy định trong dự thảo luật này. Đó cũng là kiến nghị của VCCI là cần phải phản hồi những góp ý.

Xin cảm ơn ông!

Theo: Báo Hải quan

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Số bài/trang
Trang 1 2 3 ... 33 »
Chọn ngày
Số bài/trang
Trang 1 2 3 ... 33 »
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.126.690
Khách
: 169
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Cần phải phản hồi những góp ý Rating: 5 out of 10 49442.
Core Version: 1.8.0.0