Hội thảo “Xanh hoá ngành dệt may: Nhu cầu kỹ năng, cơ hội và thách thức” được tổ chức bởi ILO, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã diễn ra tại Hà Nội vào chiều qua (2/8).
Hội thảo “Xanh hoá ngành dệt may: Nhu cầu kỹ năng, cơ hội và thách thức” được tổ chức bởi ILO, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã diễn ra tại Hà Nội vào chiều qua (2/8).
Các đại biểu và khách mời chụp hình lưu niệm trước khi bắt đầu hội thảoTham dự hội thảo có các đại biểu:
Ông Kees Van Baar, Đại sứ - Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội; Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí VITAS; Bà Ingrid Christensen, Giám đốc, Văn phòng ILO Việt Nam; Bà Akiko Sakamoto, Chuyên gia Kĩ năng và Việc làm, Nhóm việc làm thỏa đáng, ILO; Bà Maria Beatriz Mello da Cunha, Chuyên gia về các Vấn đề Ngành và Chương trình, Ban Ngành, ILO; Ông Đào Trọng Độ, Vụ Trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng Cục GDNN, ILO; Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng, Vụ Kĩ năng nghề, Tổng cục GDNN;
Ông Hoàng Văn Tâm, Đại diện Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công thương.
Hội thảo đã đề cập đến vai trò chủ chốt trong nền kinh tế của ngành dệt may, tác động của ngành tới môi trường, cũng như nhu cầu sản xuất sạch hơn, xanh hơn và tiết kiệm tài nguyên hơn.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS, doanh nghiệp
cần chú trọng 3 vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Thứ hai, giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển đi nơi khác. Xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài. Khai thác thị trường mới, quan tâm thị trường nội địa. Thứ ba, giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết của DN.
Đại diện từ Công đoàn Dệt may Việt Nam cũng có chia sẻ về
những cơ hội và thách thức của người lao động trong bối cảnh xanh hóa sản xuất tại cấp doanh nghiệp. Chuyên viên tư vấn doanh nghiệp của Better Work Việt Nam cũng có những phát biểu rất thiết thực về tuân thủ các quy định về môi trường tại một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Không khí của buổi hội thảo cũng trở nên sôi động hơn khi đại diện một số doanh nghiệp như May10, MaxsSport Việt Nam chia sẻ về nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp dệt may về đào tạo kỹ năng sản xuất xanh cho người lao động.
Kỹ năng cho sản
xuất xanh là một trọng tâm quan trọng trong hội thảo, với cuộc thảo luận giữa các đại biểu về chiến lược dự báo kỹ năng, đào tạo và nâng cao trình độ cho tương lai chuyển đổi xanh ngành dệt may. Hội thảo cũng đã nghe từ kinh nghiệm từ Bangladesh và chương trình Better Work của ILO và IFC tại Việt Nam.
Một số hình ảnh từ hội thảo: