Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội kỷ niệm 50 thành lập

18/01/2017 10:16 SA

Ngày 16/01/2017, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường (19/01/1967 - 19/01/2017).


Đến dự buổi Lễ có đồng chí Hoàng Giang, Ủy viên BTV - Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; ông Nguyễn Như Chinh, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng Bộ Công Thương; ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng HTU; ông Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam. Về phía Nhà trường có TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng; Ban Giám Hiệu; các giảng viên và các sinh viên.

Được thành lập từ tháng 1/1967, với tên gọi là Trường Đào tạo Bồi dưỡng nghiệp vụ May Mặc, (Trực thuộc Bộ Nội Thương), sau 6 lần đổi tên đến tháng 9/2005, Nhà trường được nâng cấp lên hệ Cao đẳng và mang tên Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (Trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ tháng 9/1996). Đến tháng 6/2015, Nhà trường chính thức được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và chính thức hoạt động theo mô hình tự chủ.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, HTU đã trở thành địa chỉ đào tạo hàng đầu các ngành nghề chất lượng cao thuộc lĩnh vực Dệt May tại Việt Nam, đặc biệt sau gần hai năm HICT nâng cấp lên Đại học, hoạt động theo mô hình tự chủ, Nhà trường đã áp dụng thành công phương thức giáo dục đào tạo hiện đại, gắn người học với thực tiễn sản xuất, đào tạo theo mô hình nhà trường bên cạnh doanh nghiệp. Cụ thể Nhà trường đã dành riêng một xưởng thực nghiệm sản xuất với khoảng 600 lao động, tương đương với một doanh nghiệp loại vừa. Trong tổng số 182 phòng học được xây dựng trên mặt bằng diện tích hơn 42.000 m2 thì đã có 110 phòng học dành cho sinh viên học thí nghiệm thực hành với thời lượng chiếm 50 - 70% trong tổng số giờ lên lớp. Đội ngũ giảng viên của Trường vừa có trình độ sau đại học lại vừa có kinh nghiệm công tác tại doanh nghiệp từ 2 - 5 năm. Hàng năm, trường cử 10% giảng viên đi thực tế tại doanh nghiệp với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm ở dạng hưởng lương tại doanh nghiệp.


Phát biểu tại buổi Lễ, ông Lê Tiến Trường cho biết, HTU khởi đầu từ cơ sở đào tạo theo hướng ngắn hạn hoạt động trong cơ chế bao cấp. Giai đoạn những năm 90, nhiều trường của các ngành, các doanh nghiệp phải giải thể và HTU cũng gặp không ít khó khăn khi nhiều giảng viên ra ngoài doanh nghiệp làm. Nhưng bằng sự nỗ lực của các thế hệ giảng viên - những người đã có công rất lớn đưa Nhà trường vượt qua khó khăn và duy trì đến ngày hôm nay. Năm 2005, với việc nâng cấp thành trường cao đẳng, Nhà trường đã từng bước ổn định và xây dựng được thương hiệu đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng tốt. Giai đoạn 2005 - 2015 là thời điểm phát triển vượt bậc của Nhà trường khi chất lượng đào tạo đã theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó không thể không kể đến công lao của thầy Trần Đăng Hóa và thầy Nguyễn Văn Hoàn. Trong thời gian tới, Nhà trường cần tập trung đào tạo theo hướng ứng dụng trong điều kiện thế giới đang có những thay đổi về khoa học công nghệ. Ngành dệt may có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, vì vậy, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trong thời gian tới là hết sức nặng nề. Các thế hệ đi sau cần học tập và phát huy truyền thống hào hùng của các thế hệ đi trước. Thách thức của thế hệ mới Nhà trường đó chính là trí tuệ, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Vì vậy, mọi người cần rèn luyện về mặt trình độ, cập nhật chương trình đào tạo và quy tụ được năng lực chất xám của nhiều nguồn nhân lực khác nhau trên cả nước như đội ngũ giáo sư, các thầy nổi tiếng trong và ngoài nước, từ các doanh nghiệp, nguồn ủng hộ từ các nhà cung cấp thiết bị trên toàn thế giới. Các đồng chí lãnh đạo đương nhiệm và tương lai của Nhà trường cần kiên định mục tiêu xây dựng HTU thành trường có quy mô đào tạo lớn nhất về ngành dệt may trong cả nước và hướng tới phục vụ các nước trong ASEAN.


Thay mặt HTU, TS. Hoàng Xuân Hiệp đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn và xin hứa sẽ tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của mô hình trường đại học tự chủ. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Thường xuyên hoàn thiện và cập nhật các chương trình đào tạo khớp với nhu cầu của doanh nghiệp, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và không ngừng hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị để đưa HTU phát triển lên một tầm cao mới.

Với những thành tích đã đạt được trong năm học 2015 - 2016, Nhà trường vinh dự được tặng Cờ Thi đua của Bộ Công Thương; Đảng bộ Nhà trường được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tặng bức trướng với dòng chữ: “Phát huy truyền thống 50 năm: Đoàn kết, trí tuệ, tự chủ, hội nhập, phát triển”; Đảng ủy Tập đoàn tặng Giấy khen Đảng bộ trong sạch vững mạnh; 8 đồng chí được tặng Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Công đoàn Nhà trường được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ Thi đua đơn vị xuất sắc vững mạnh; Đoàn Thanh niên Nhà trường được tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn.











Nguồn: Xuân Quý/Vinatex


» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.297
Khách
: 35
 
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội kỷ niệm 50 thành lập Rating: 5 out of 10 64403.
Core Version: 1.8.0.0